Trong cuộc sống
thường ngày, để ứng phó với những tình huống khác nhau trong giao tiếp hoặc bắt
buộc phải kể chuyện gì với người khác, nói rõ quan điểm của mình, thích ứng với
xã hội hiện thực và môi trường khách quan thì mọi người cần phải nói. Ngữ điệu
khi nói chuyện của một người, sự lựa chọn từ ngữ, cách dùng ngữ pháp và các đặc
trưng của giọng nói cao thấp, mạnh yếu, nhanh chậm, của nội dung ngôn ngữ
truyền đạt đều có thể phản ánh đặc trưng tính cách của một người.
Rất nhiều
người tuy không trực tiếp gặp một người nào đó mà chỉ dựa vào giọng nói của đối
phương mà mình nghe thấy là có thể đoán biết ra người đó có tính cách như thế
nào, thuộc ngành nghề nào, thậm chí còn có thể đoán ra những điều khác, như
chiều cao, cân nặng, tuổi tác... Tuy nhiên cũng xuất hiện tình huống sau, cho
dù chúng ta căn cứ vào giọng nói nghe được qua điện thoại, tưởng tượng ra hình
dáng và tính cách của người đó, nhưng khi gặp mặt trực tiếp lại phát hiện ra
rằng người này hoàn toàn khác với những tưởng tượng của mình. Nguyên nhân của
sự hiểu lầm này nằm ở nhiều phương diện, trong đó trung gian truyền đạt làm
giọng nói của người đó bị sai lạc có lẽ là nguyên nhân chủ yếu, cho nên xuất
hiện sự hiểu lầm này thì không thể phủ định mối quan hệ bên trong giữa giọng
nói và tính cách của một người.
Cổ họng và
các cơ quan phát ra giọng nói có quan hệ với tất cả hoặc một bộ phận hoạt động
của tổ chức và tinh thần con người. Từ rất lâu trước đây con người đã có hứng
thú với vấn đề này. Những năm 30 của thế kỷ 20, những nghiên cứu về tính cách
học và bút tích học của con người đã có những bước phát triển rất lớn, điều này
cũng thúc đẩy nghiên cứu quan hệ giữa giọng nói và tính cách.
Nghiên cứu có
giá trị nhất là thành quả nghiên cứu của nhà tâm lý học Kater (người Mỹ) được
phát biểu năm 1934.
Nghiên cứu
của ông được tiến hành như sau: Trước tiên ghi lại giọng nói của 18 người đàn
ông, rồi đem 11 hạng mục đặc trưng liên quan tới tính cách và cơ thể của những
người này lập thành một bảng, sau đó mời 600 người đến, dựa vào giọng nói phán
đoán ra đặc trưng tính cách và cơ thể họ. Kết quả thí nghiệm cho thấy, người
đoán là trung niên nhiều nhất, đoán sai lệch trên dưới không quá 10 tuổi; đối
với dự đoán về chiều cao không ai đoán chuẩn như tuổi tác nhưng đoán về tính
cách, sự thật thà hiền hậu, cơ thể lùn béo thì điểm này tạm cho là chuẩn xác.
Nếu lần lượt
dựa vào ảnh và bản thân người đó để đoán tính cách thì kết quả dường như nằm
ngoài dự tính của mọi người. Phán đoán dựa vào ảnh mức độ chính xác cao, nhưng
căn cứ vào thực tế mà phán đoán thì ngược lại rất thấp.
Nghiên cứu
còn chỉ rõ, căn cứ giọng nói của một người để đoán tỷ lệ thành công trong sự
nghiệp của người đó tính chính xác tương đối cao. Ví dụ, những người làm nghề
thầy giáo, viên chức, nghệ thuật gia, chỉ cần dựa vào giọng nói của họ là có
thể đoán ra một cách chuẩn xác. Ngoài ra thái độ chính trị của một người cũng
có thể được phản ánh thông qua giọng nói, đặc trưng giọng nói của một người có
quan hệ trực tiếp với những chính sách cấp tiến mà người đó thích hay những
chính sách tán thưởng bảo thủ.
Làm thế nào
để phán đoán tính cách của một người là hướng ngoại hay hướng nội? Thông thường
người có tính cách hướng ngoại nói to, thô lỗ; người có tính cách hướng nội nói
hiền hòa mà cẩn trọng.
Làm thế nào
để phán đoán một người có tính cách vui vẻ, tự tin hay phục tùng, tự ti? Điều
này dường như rất khó trực tiếp phán đoán từ đặc trưng giọng nói của một người,
nhưng có thể suy đoán thông qua những góc độ gián tiếp khác. Ví dụ, đặc trưng
giọng nói của một người và quan niệm giá trị của người đó có quan hệ hết sức
mật thiết với nhau.
Cuối cùng đem
kết quả dự đoán đối chiếu với bảng đặc trưng tính cách đã làm trước, kết quả
cho thấy tỉ lệ dự đoán chính xác rất cao, tỉ lệ phần đoán chính xác đối với những
đặc trưng cá tính phức tạp chỉ là tương đối, nhưng, tỉ lệ chính xác đối với
những đặc trưng cơ thể tương đối đơn giản lại cao hơn.
Kết luận thực
nghiệm này đã đem tới cho người ta một phương pháp phán đoán tính cách của một
người. Trong cuộc sống hàng ngày, khi tiếp xúc với mọi kiểu người hoặc nghe
thấy các kiểu giọng nói đều có thể căn cứ vào kinh nghiệm của mình, đem tính
cách và giọng nói của người đó kết hợp lại với nhau sẽ phán đoán tương đối
chính xác tính cách của người đó.
Ngôn ngữ dễ
thay đổi giọng điệu. Làm thế nào phân biệt được lời nói thật và lời nói dối?
Phương pháp tốt nhất là chú ý quan sát động tác, cách biểu đạt tình cảm và
giọng nói của người nói.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét