Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

Chú giải về 78 xương tiền sơn



Xương Ngũ trụ: Còn gọi là Đơn tê cốt, các xương nhô lên phía bên trái và bên phải của xương Long linh và xương Vũ khố được gọi chung là xương Ngũ trụ. Những người có xương Ngũ trụ nhô lên thường có tướng Hoàng đế Quốc vương. Ngày nay, những người có tướng này thường là các tổng thống và nguyên thủ quốc gia.


Xương Long giác: Hai bên Trung chính có xương kéo về phía sau đầu. Thời xưa, những người có xương Long giác rõ thường làm đến tể tướng, ngày nay những người có tướng này thường làm đến thủ tướng, tổng bí thư.

Triều thiên tê: Bắt đầu từ Sơn căn Phù tê đến đỉnh đầu. Thời xưa, những người có tướng này thường làm đến tể tướng, thời nay có thể làm đến thủ tướng. Lỗ mũi không được khuyết lộ, nếu không sẽ là hung tướng.

Xương Kim thành: Còn gọi là xương Triều thiên tê, Vũ khố tê, là tên gọi chung của Nhật nguyệt giác, thời xưa những người có tướng xương này thường là các vương hầu, thời nay, những người có tướng này thường là các nguyên thủ hoặc thủ tướng, tổng bí thư.

Xương Vũ khố tê: Là phần xương phía hai bên phải và trái của Ấn đường, những người có xương Vũ khố tê cao thường là những người đại quý, có tướng quan võ.

Xương Phục tê: Là xương bắt đầu từ xương Phụ giác kéo thẳng lên đỉnh đầu. Ngày nay, những người có tướng xương này thường làm tới chức chủ tịch tỉnh hoặc bộ trưởng trở lên. Những người có tướng xương Phục tê nhưng xương này không kéo lên đỉnh cũng thuộc vào những người có tướng quý, thường làm cán bộ, đại biểu dân bầu hoặc nhân tài.

Xương Đơn tê: Bắt đầu từ đầu mũi, đi qua đỉnh đầu ra sau gáy, phần gần lỗ mũi thu tròn lại, phần trên cao rộng, trán vuông vức, cao rộng, kết hợp với gương mặt dài, những người có tướng Đơn tê cốt thường là đại quý. Nếu chỉ có Đơn tê cốt thì người đó chỉ là nhân sỹ thanh cao. Nếu mũi lộ và khuyết thì thuộc tướng chết đột ngột.

Xương Triều thiên tê: Bắt đầu từ Nhật nguyệt giác kéo lên đỉnh đầu, những người có tướng xương này thường là cán bộ trung cao cấp, người có tướng xương Triều thiên tê, kết hợp với có các xương đặc biệt nhô cao phía sau đầu là tướng đại quý, thường làm đến chức nguyên thủ quốc gia.

Xương Song phong: Bắt đầu từ Sơn căn ngang sang hai bên Thiên thương, những người có Song phong cốt chủ về phú quý, đại quý, thường được làm tới chức quan cao.

Xương Tam thị: Bắt đầu từ Sơn căn đến Thiên đình, Thiên thương và Lao mã, thời xưa, người có Tam thị cốt thường làm đến Tam công. Ngày nay, người có tướng này thường làm đến chức thủ tướng hoặc cán bộ cấp cao.

Xương Long linh: Còn gọi là Trì phong mã, Long linh bắt đầu từ phía gò má, đi qua 3 điểm Thiên thương, Dịch mã, Chiến đường. Thời xưa, người có tướng này thường làm đến chức cận thần của vua, ngày nay có thể làm đến nguyên thủ, tổng bí thư,...

Xương Bát phương: Các điểm ở Phục tê, Nhật nguyệt giác, điểm giáp với Địa long, điểm Phúc đường, Ấn đường (giáp với chân mày) lồi lên. Thời xưa, những người có tướng xương Bát phương thường làm đến Đại sứ, thời nay, những người có tướng xương này có thể làm đến chức chủ tịch tỉnh hoặc cán bộ ngoại giao.

Xương Huyền tê: Kéo từ phần giữa phía trên lông mày chếch lên Sơn lâm. Thời xưa, những người có xương Huyền tê thường làm tới Quốc sư, thời nay, có thể làm đến chức hiệu trưởng trường đại học.

Xương Tướng quân: Kéo từ xương Phục tê, qua Nhật nguyệt giác đến tai. Thời xưa, những người có xương Tướng quân thường là quan võ, thời nay, nếu vào quân đội sẽ được làm tới chức lớn.

Xương Nặc tê: Xương Mệnh môn đầy mà không lộ. Thời xưa, những người có tướng xương này do có thành tích lớn nên thường được phong vương hầu. Thời nay, người có tướng xương Nặc tê thường làm đến chức chủ tịch tỉnh hoặc cán bộ ngoại giao.

Xương Thiên thành: Xương trán rộng và tròn. Người có tướng xương này chủ về thiên phúc tảo quý (phú quý trời ban, vinh hiển sớm), biến họa thành phúc.

Xương Phượng vĩ: Còn gọi là xương Ngoại dịch mã, bắt đầu từ hai gò má kéo ngang sang hai bên tai. Người có tướng xương Phượng vĩ là người phú quý, không có quyền lực thì cũng thọ cao.

Xương Ấn hoãn: Xương ở phần dưới dái tai, phần giáp với mang tai nhô lên gần giống hình tam giác, người có tướng xương Ấn hoãn là người thông minh, nhanh nhẹn, trí tuệ hơn người, đa tài đa nghệ, do tài năng bộc lộ ra ngoài nên ở tuổi trung niên gặp trắc trở.

Xương Huyền đản: Bắt đầu từ Niên thọ (điểm nằm giữa Ấn đường và Sơn căn) trở xuống, những người có lỗ mũi nhỏ, lại có thêm xương Huyền đản là người có tướng phú quý. Nếu Sơn căn của chủ nhân nhỏ thì thời trẻ không được thuận lợi.

Xương Thiên trụ: Phần xương giữa đỉnh đầu và Hậu chẩm nhô lên, tròn và to như quả trứng gà, người có tướng xương Thiên trụ là người thời nhỏ gặp nhiều may mắn.

Xương Huyền cổ: Phần xương giữa trán nhô lên, tròn như hình trống, người có tướng này nếu mũi to thì có tướng quan quý. Thông thường, người có tướng xương Huyền cổ không làm quan thì cũng phú quý.

Xương Tiên sắc: Bắt đầu từ Niên thọ đến Ấn đường, nếu phần xương này thẳng và tròn thì chủ nhân gặp nhiều thuận lợi, đạt được thành tích tốt trong sự nghiệp. Phần xương Tiên sắc sáng và bóng là người có tướng tốt.

Xương Phúc âm: Phần xương ở đỉnh đầu nhô lên như hình con rùa, người có tướng xương này được nhờ phúc âm của cha mẹ mà sớm phát tài, ổn định trước 30 tuổi.

Xương Thần hưu: Phần xương ở đỉnh đầu nhô cao và nhọn, người có tướng xương này thường là người gặp may, khi gặp nạn thường có quý nhân cứu giúp, dù vậy những người có tướng xương này thường làm nên nghiệp lớn. Nếu Thần hưu lộ cần đề phòng tiểu nhân.

Xương Viên thố: Phần xương tròn, nhỏ ở giữa đỉnh đầu nhô cao, phần xương này có thể mềm, cũng có thể cứng, nhưng người có tướng xương này cả đời ăn no mặc ấm, cuộc sống đủ đầy.

Xương Tá xuyến: Phần xương phía trên Thái dương nhô lên, còn gọi là Nhân thương cốt, xương Tá xuyến càng to thì chủ nhân càng thông minh phúc thọ, con cái đầy nhà.

Xương Ngọc trác: Phần đỉnh đầu nhô lên giống như hình thoi, người có tướng xương này thường là cô quạnh bần hàn, về già thường phải sống cô đơn, trong số 38 xương Tiền sơn, đây là xương duy nhất thuộc hung.

Xương Ngọc lương: Từ lưỡng quyền kéo đến tai, người có tướng xương này chủ về thanh tao quyền quý, có danh để lại đời sau.

Xương Ngọc lâu: Phần xương phía sau tai nhô lên, tròn trịa, xương này còn được gọi là Thọ căn cốt, hay Căn linh cốt, Linh dương khí, người có tướng xương này thọ cao, về già hanh thông, gặp nhiều may mắn. Tuy nhiên, những người có xương Ngọc lâu nhô cao thì về già phải sống trong cảnh cô quả, cô độc.

Xương Ngọc giá: Phần xương phía trên tai nhô lên bằng phẳng, xương Ngọc giá còn gọi là Hoa dương khí, người có tướng xương này thời trẻ làm ăn phát đạt, lúc về già được hưởng thọ cao.

Xương Tiên kiều: Phần xương kéo ngang từ Sơn lâm theo đường chân tóc, những người có tướng xương này chủ về cô đơn hiu quạnh, thường là các tín đồ của tôn giáo.

Xương Toàn dực ngọc sơn: Kéo từ Sơn lâm đến giữa đỉnh đầu, người có tướng xương này thường cô đơn khi về già, họ thường làm trưởng của các môn phái, tôn giáo.

Xương Vãn phúc: Phần xương vòng theo cằm nhô lên đầy đặn, người có tướng xương này lúc về già được hưởng vinh hoa phú quý, con cháu đầy nhà.

Xương Thiên lộc: Phần xương ở Thiên thương tròn đầy, người có tướng xương này cả đời không biết tới cảnh bần hàn, được ăn ngon mặc đẹp.

Xương Phù tang: Phần xương ở phía sau đầu nhô lên, nối với Thiên thương, những người có tướng xương này thường được làm quan, con cái hiền ngoan.

Xương La hán: Người có tướng xương La hán đầu thường không tròn, phần xương phía sau tai nhô lên hoặc nổi mảng lớn, xương La hán chủ về cô quả lạnh lẽo, người có tướng xương La hán thường là các tăng ni.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét