Liên sơn chẩm: Còn gọi là Tam sơn chẩm, là tên gọi của 3
xương tiếp giáp nhau như hình giá bút, chủ về thông minh, phú quý.
Nhất tự chẩm: Còn gọi là Nhất dương chẩm, đây là tên gọi của
xương ngang nằm giữa phía sau đầu. Nhất tự chẩm chủ về cá tính tốt, có thành
tích tốt trong nghiệp học; người có Nhất
tự chẩm to là người phú quý, thọ lâu; nhỏ là người tiểu phú; Nhất tự chẩm lộ là
người nghèo túng.
Song long chẩm: Phần sau đầu có hai xương nổi thẳng dọc theo
chẩm, người có Song long chẩm to chủ về văn võ đại quý, người Song long chẩm
nhỏ có tướng làm quan tới bộ trưởng, thứ trưởng.
Xuyên tự chẩm [xương Chẩm hình chữ Xuyên (川)]:Người có tướng Xuyên tự chẩm có 3 xương nổi dọc phía sau
đầu, người Xuyên tự chẩm to thường làm quan với phận sự đặc biệt, người có
Xuyên tự chẩm nhỏ thường làm tối cấp bộ trưởng hoặc thứ trưởng.
Sùng phương chẩm: Phía sau đầu có phần xương nổi lên vuông
vức. Thời xưa, những người có tướng Sùng phương chẩm thường làm đến chức quan
cận thần. Thời nay, những người có tướng xương này thường làm ủy viên, cố vấn
hoặc tham mưu,…
Đại phẩm tự chẩm: Chẩm có 6 phần xương lồi lên như hình
thoi. Thời xưa, người có tướng xương này thường làm đến chức vương hầu. Thời
nay, những người có tướng xương này thường làm đến chức thủ tướng.
Tiểu phẩm tự chẩm: Còn gọi là Tam đài chẩm, chẩm có 3 xương
hình thoi lồi lên, 3 xương này được xếp theo hình tam giác, những người có
tướng xương tiểu phẩm thường là người có học vấn cao, nức tiếng văn chương.
Thất tinh chẩm: Còn gọi là Ngũ nhạc chẩm, người có Thất tinh
chẩm phía sau đầu có các phần xương tròn nổi lên, các xương này xếp gần nhau,
và nổi lên ở phần giữa đỉnh. Thời xưa, người có tướng xương này thường làm đến
chức vương hầu, ngày nay thường làm cán bộ cấp cao.
Tam tài chẩm: Phía sau đầu có 3 xương nổi tròn, xếp theo
hàng dọc, nếu Tam tài chẩm to chủ nhân có tướng đại quý, nhỏ thì có tướng trung
quý.
Hồi hoàn chẩm: Còn gọi là Xa trục chẩm, người có Hồi hoàn
chẩm phần giữa phía sau đầu có một khoảng lõm, xung quanh phần lõm này có bờ
cao. Thời xưa, người có tướng Hồi hoàn chẩm thường làm đến chức vương hầu. Thời
nay, người có tướng này thường làm cán bộ cấp cao, gia đình sung túc, viên mãn.
Tam tinh chẩm: Người có Tam tinh chẩm phía sau đầu có 3
xương nổi lên xếp theo hình tam giác có đỉnh quay lên trên, người có tướng này
thường có nghiệp văn chương, thanh quý.
Hổ cảnh chẩm: Người có Hổ cảnh chẩm phía sau gáy có mảng lồi
lên hình chữ nhật giống như gáy hổ, là người có tướng đại quý, thời xưa thường
làm quan võ, thời nay có thể làm sỹ quan quân đội hoặc công an.
Liên quang chẩm: Người có Liên quang chẩm sau gáy có 3 xương
nổi ngang song song nhau, Liên quang chẩm to là tướng quý, thời xưa có thể làm
tới thừa tướng, Liên quang chẩm nhỏ là tướng phú quý, cả hai trường hợp này đều
là tướng tốt. Thời nay, những người có Liên quang chẩm thường làm tới cấp bộ
trưởng.
Song hoàn chẩm: Phía sau đầu của người có Song hoàn chẩm có
hai vòng tròn nổi lên, phần giữa của các vòng này lõm, người có Song hoàn chẩm
là người được vinh hiển về văn nghiệp, hai xương Song hoàn cách xa nhau thuộc
tướng tiểu quý.
Liên hoàn chẩm: Còn gọi là Liên châu chẩm, người có Liên
hoàn chẩm có 3 xương nổi tròn phía sau đầu, người có Liên hoàn chẩm to thuộc
tướng đại quý, người có Song hoàn chẩm nhỏ thuộc tướng quý nhưng không có quyền
lực.
Tửu tôn chẩm: Phần xương phía sau đầu nổi lên như hình cốc
rượu, người có tướng Tửu tôn chẩm thường có lộc nhưng không được làm quan,
thường chỉ là đại biểu dân bầu.
Ngọc tôn chẩm: Phần xương phía sau đầu nổi lên, phần xương
phía bên trên hình tròn nhỏ, phần dưới hình bán nguyệt to, giống như miếng ngọc
đựng trong bát. Thời xưa, những người có tướng Ngọc tôn chẩm thường làm đến
chức tể tướng, Ngọc tôn chẩm nhỏ là tướng quý, ngày nay, những người có tướng
xương này thường làm cán bộ cấp cao, tới cấp bộ trưởng.
Thùy lộ chẩm: Còn gọi là Thừa lộ chẩm. Thùy lộ chẩm có phần
trên hình chữ nhật, phần dưới hình tròn tiếp giáp nhau. Người có tướng Thùy lộ
chẩm là người có tướng quý, thời xưa có thể làm đại sứ hoặc các công tác ngoại
giao, ngày nay, những người có Thùy lộ chẩm thường làm đến chức ủy viên chính
phủ, tham mưu hoặc cố vấn,...
Thiên địa chẩm: Còn gọi là Điệp ngọc chẩm, người có Thiên
địa chẩm phía sau đầu có một phần xương tròn nhô lên phía trên, phía dưới là
phần xương hình chữ nhật nằm ngang. Người có tướng xương Thiên địa chẩm là
người được hưởng vinh hoa phú quý.
Tứ giác chẩm: Còn gọi là Tứ phương chẩm, người có Tứ giác
chẩm phần xương phía sau đầu có xương hình tứ giác, các cạnh của hình tứ giác
này hơi cong. Tứ giác chẩm khác với Sùng phương chẩm. Người có tướng Tứ giác
chẩm chủ về võ nghiệp và có tướng trung quý, tuy nhiên, họ lại không đi theo
con đường quan chính.
Viên nguyệt chẩm: Phần xương phía sau đầu tròn nhưng không
lộ, người có Viên nguyệt chẩm to chủ về đại phú, Viên nguyệt chẩm nhỏ chủ về
tiểu phú, nếu xương nhỏ mà nhọn thì người ta gọi đó là “Kê tử chẩm” hay còn gọi
là “Tự khắc cốt”, người có tướng xương này thường là người bướng bỉnh, cố chấp,
hay tính toán vụn vặt nhưng họ là người khá hiền lành, lương thiện.
Ngưỡng nguyệt chẩm: Còn gọi là Yển nguyệt chẩm hay Văn khúc
chẩm. Người có Ngưỡng nguyệt chẩm phía sau đầu có phần xương nhô lên giống như
vầng trăng lưỡi liềm. Thời xưa, những người có tướng xương này thường làm đến
khanh tướng, thái giám, thời nay thường làm cán bộ cấp cao, tới chức bộ trưởng.
Phúc nguyệt chẩm: Còn gọi là Kim thủy chẩm. Người có Phúc
nguyệt chẩm phía sau đầu có phần xương nhô lên như hình trăng lưỡi liềm hướng
xuống, người có tướng này chủ về tướng quý, thời xưa làm quan tướng trong
triều, thời nay làm cán bộ cấp cao.
Bối nguyệt chẩm: Người có Bối nguyệt chẩm phía sau đầu có
hai phần xương nhô lên như hình trăng lưỡi liềm hai bên quay lưng vào nhau, một
hướng sang trái, một hướng sang phải, người có Bối nguyệt chẩm to và lộ cả đời
được hưởng vinh hoa phát tài, người có bối nguyệt chẩm nhỏ không lộ là tướng
tiểu quý, sớm phát đạt.
Tương bối chẩm: Người có Bối nguyệt chẩm phía sau đầu có hai
phần xương nhô lên như hình trăng lưỡi liềm quay lưng vào nhau, một hướng lên
trên, một hướng xuống dưới. Người có Tương bối chẩm thường là người thành công,
văn võ song toàn.
Yêu cổ chẩm: Phần xương phía sau đầu nổi lên như hình cái
trống cơm, hai đầu to, ở giữa nhỏ gọi là Yêu cổ chẩm. Người có Yêu cổ chẩm cả
đời long đong, lúc thành lúc bại, số may cũng chỉ được tiểu quý, tiểu phú.
Thập tự chẩm: Phía sau đầu của người có Thập tự chẩm có phần
xương nổi lên như hình chữ Thập (十),người có
tướng xương này thường kém về mặt giao tiếp xã hội, tính tình thẳng thắn, nhanh
miệng, sự nghiệp chìm nổi lênh đênh.
Đinh tự chẩm: Phía sau đầu của người có Đinh tự chẩm có phần
xương nổi lên như hình chữ Đinh (丁). Người có tướng xương này
trong cuộc đời gặp nhiều may mắn, có quý nhân phù trợ nhưng khó phát lớn
Thượng tự chẩm: Phía sau đầu của người có Thượng tự chẩm có
phần xương nổi lên như hình chữ Thượng (上). Người
có tướng xương này là người can đảm, nhưng cuối cùng thường thất bại.
Cự tự chẩm: Phía sau đầu của người có Cự tự chẩm có phần
xương nổi lên như hình chữ Cự (巨). Người có tướng xương này
thường gặp may, nhưng do cá tính nóng nảy nên khó phát về đường quan chính.
Tượng nha chẩm: Phía sau đầu của người có Tượng nha chẩm có
phần xương nổi lên như hình ngà voi, người có tướng xương này chủ về võ nghiệp,
nếu Tương nha chẩm nhô cao thì có số cô quả nghèo hèn.
Huyền châm chẩm: Phần phía sau đầu của người có Huyền châm
chẩm có phần xương nổi lên, phía trên to, phía dưới nhỏ, giống như hình ngà voi
ngược khá dài. Người có tướng xương này thời xưa thường làm tới chức khanh
tướng, ngày nay thường làm cán bộ cấp cao, tới chức bộ trưởng.
Phách cốt chẩm: Phần xương bên trái hoặc bên phải phía sau
đầu nổi lên như hình dấu phảy gọi là Phách cốt chẩm. Người có tướng xương này
là người thọ cao nhưng không quý, nếu Phách cốt chẩm lộ rõ, chủ nhân cả đời
lênh đênh, gặp nhiều trắc trở.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét