Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2013

Quẻ tiên thiên, hậu thiên trong Mai Hoa



Phương thức lấy quẻ trong Mai Hoa Dịch Số rất đa dạng. Nhưng trên tổng thể có thể quy làm hai loại:

1. Phương thức lấy quẻ tiên thiên là ta lấy quẻ bằng số tự.

2. Phương thức lấy quẻ hậu thiên chính là lấy vật tượng thành quẻ gia giờ xem để tính hào động.


Phép lấy quẻ Tiên thiên chú trọng dùng số lấy quẻ. Trong lấy quẻ Tiên thiên thường dùng nhất có mấy phương thức sau: Chiêm thời gian (căn cứ vào năm tháng ngày giờ), chiêm vật số âm thanh (phàm thấy vật phẩm hoặc nghe âm thanh đều lấy số lượng làm quẻ thượng gia giờ xem làm quẻ nội tính hào động), chiêm văn tự số tự...

Mà trong phép lấy quẻ hậu thiên chủ yếu là dùng vật tượng kết hợp với phương vị lấy quẻ, thêm giờ xem lấy hào động. Phương pháp thường dùng nhất chủ yếu có: Chiêm nhân vật, chiêm màu sắc, chiêm động tĩnh.

Trong ứng dụng dự đoán, quẻ tiên thiên và hậu thiên có cách luận khác nhau đôi chút. Khác biệt lớn nhất chính là ứng dụng quái từ, hào từ Kinh Dịch. Phép lấy quẻ Tiên thiên trong luận đoán thường thường không sử dụng quái từ, hào từ, nhưng phép lấy quẻ hậu thiên thì khác, nó ứng dụng cả quái từ, hào từ trong luận đoán, dĩ nhiên sử dụng như vậy cũng là có nguyên nhân.

Mai Hoa Dịch Số cho rằng trong thiên địa đại đạo vốn chỉ có một lý, tức là dịch lý. Lý này từ lúc thiên địa hình thành đã có. Quy luật tác dụng của cái lý này làm cho sự vật vận động sinh sôi nẩy nở. Khi nhân gian trở nên văn minh có ngôn ngữ ghi chép, trên thế gian liền xuất hiện hai loại tồn tại mà trên bản chất cùng một lý (dịch lý) gọi là tiên thiên và hậu thiên.

Vì vậy Mai Hoa Dịch Số cho rằng trên thế gian lúc trước khi có sách Dịch thì Dịch lý hay còn gọi là quy luật cũng đã tồn tại. Do đó sự vật tự có số của nó, quẻ lấy bằng số là trạng thái tồn tại tiên thiên của sự vật. Cho nên trong luận đoán phép lấy quẻ tiên thiên không cần thiết xem hào từ. Chỉ dùng đến thể dụng, quái tượng để phán đoán.

Đương nhiên về phép lấy quẻ hậu thiên cũng tương tự như vậy, lúc này sách Kinh Dịch hình thành đã chỉnh lý quy nạp vạn sự trên thế gian. Mỗi sự vật đều có thuộc tính của nó, như vậy lấy được quẻ thì quẻ này quy v trạng thái hậu thiên. Cho nên trong phán đoán cần tham khảo hào từ.

Mặt khác, trong luận đoán ứng kỳ quẻ tiên thiên và hậu thiên cũng có khác biệt nhất định.

Do quẻ tiên thiên là trạng thái nguyên thủy của sự vật cho nên trong khắc ứng lấy quái khí làm ứng kỳ. Như quẻ Càn thuộc kim thì ứng kỳ là những năm, tháng, ngày thuộc kim: canh, tân, thân, dậu hoặc Càn tại phương vị hậu thiên ta quy về địa chi Tuất, Hợi. Mà phép hậu thiên bất đồng, bởi vì quẻ là trạng thái hậu thiên của sự vật cho nên trong ứng kỳ thường thường phải quay lại số tiên thiên. Hơn nữa trạng thái hậu thiên tự thân là lấy quẻ trong động thì động thái vận động cũng là một tham chiếu đoán ứng kỳ. Cho nên phép lấy quẻ hậu thiên trong đoán ứng ký căn bản là: Số toàn quẻ gia số giờ. Lại căn cứ sự động tĩnh để tham chiếu: đi, đứng, ngồi, nằm.

Tóm lại vô luận là đoán tiên thiên, hậu thiên, sự việc thời gian dài thì đoán năm tháng, gần đoán ngày giờ.

(Tử Diệp tiên sinh)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét