Ngày 16 tháng 3
năm tỵ vào giờ mão, Thiệu Khang Tiết cùng khách đến thăm và thưởng thức hoa mẫu
đơn tại nhà ông Tư Mã. Đúng vào lúc hoa mẫu đơn đang nở rộ rực rỡ cả lên.
Ông khách hỏi: Hoa
tươi đẹp như thế này cũng có số định chăng?
Tiên sinh nói: Bất
luận cái gì cũng đều có số cả. Hơn nữa, chỉ cần hỏi là có thể xem quẻ được
ngay.
Nói rồi liền xem một
quẻ mẫu đơn nở. (… dùng năm tháng ngày giờ lấy được quẻ Thiên Phong Cấu động
hào 5 biến Đỉnh)
Tiên sinh Khang Tiết
nói với khách rằng: Kỳ lạ thật đấy, những đoá mẫu đơn nở đẹp này vào giờ ngọ
trưa ngày mai sẽ bị ngựa xéo nát hết mất thôi.
Khách hoảng hốt
không tin.
Đúng ngày, giờ nói
trên quả nhiên có 2 quý khách cỡi ngựa đến xem vườn Mẫu đơn. Bỗng nhiên 2 con
ngựa cắn nhau quần nhau, giẫm nát cả vườn hoa.
Tại sao vây? Bởi
vì, quẻ trên của quẻ Cấu là Càn. Càn là kim. Quẻ dưới là Tốn. Tốn là mộc. Kim
khắc mộc. Quẻ Tốn làm thể. Quẻ hỗ lại xuất hiện hai quẻ Càn. Kim khắc mộc của
thể Tốn quá nhiều, trong quẻ điều không có tin tức của sinh phù, cho nên biết
rõ mẫu đơn tất sẽ bị huỷ diệt.
Tại sao biết vào
giờ ngọ? Hào biến được tượng của Ly đã nói rõ, cho nên có thể có dự đoán được
chứng minh chính xác như đã thuật rõ ở trên kia.
Giải thích:
Trong nguyên văn
tác giả cũng không giải thích nhiều mà chỉ là giới thiệu quá trình lấy quẻ và kết
luận. Đối với quẻ này chúng ta có thể nói là giải thích đơn giản như sau.
Cấu
|
Càn
|
Đỉnh
|
Quải
|
▅▅▅▅▅
▅▅▅▅▅ o
▅▅▅▅▅
▅▅▅▅▅
▅▅▅▅▅
▅▅ ▅▅
|
▅▅▅▅▅
▅▅▅▅▅
▅▅▅▅▅
▅▅▅▅▅
▅▅▅▅▅
▅▅▅▅▅
|
▅▅▅▅▅
▅▅ ▅▅
▅▅▅▅▅
▅▅▅▅▅
▅▅▅▅▅
▅▅ ▅▅
|
▅▅ ▅▅
▅▅▅▅▅
▅▅▅▅▅
▅▅▅▅▅
▅▅▅▅▅
▅▅▅▅▅
|
Chủ quái
|
Hỗ quái
|
Biến
quái
|
Tống
quái
|
Nhìn toàn quẻ, Cấu,
Đỉnh, hỗ là Thuần Càn. Trong đó quẻ nội tốn là thể bị dụng Càn khắc; nhìn một
cách đơn thuần quẻ chủ biểu thị trạng thái bắt đầu, thông tin này đối ứng phù hợp
với hoàn cảnh lấy quẻ. Tốn là mộc tại tháng ba quái khí vượng, có tượng mẫu
đơn. Càn kim khắc thể đã có ý hao tổn. Lại xem Tống quái (tức Đảo Quái) là Trạch
Thiên Quải là tượng một quan nhân đang nói ( càn là quan nhân, đoài là nói
năng). Nói cái gì? Tổng hợp chủ tượng: Hoa này lúc nào sẽ bị hủy?
Từ quẻ chủ, hỗ, biến
chúng ta thấy rõ ràng toàn cục không có một điểm sinh khí, có thể khẳng định
hoa này tất bị hủy. Vậy khi nào bị hủy và bị hủy như thế nào? Những nội dung
này có thể tại quẻ hỗ và quẻ biến tìm ra câu trả lời.
Trong nguyên văn
Thiệu tiên sinh kết luận cũng không có nói tới tình cảnh hai vị quan nhân, chỗ
này chúng ta có thể luận ngược lại như sau: Quẻ hỗ đại biểu sự vật phát triển
trong đoạn trung gian, trong quẻ hỗ là lưỡng Càn, Càn là kiện, là quan nhân, là
ngựa, tượng trên Càn dưới Càn có thể là cỡi ngựa. Càn là số 1, luận là hai người
cưỡi ngựa ( tượng Tống quái). Lưỡng Càn tuy là tỉ hợp nhưng đồng tính tương
xích, là hai ngựa tương kiến. Bởi cùng khắc thể nên hoa bị hủy tất vì nguyên
nhân này. Bây giờ chúng ta nhìn lại quẻ chủ Càn kim khắc tốn mộc là hoa bị hủy
bởi Càn, Càn là nguyên nhân. Quan nhân cùng với ngựa đều là Càn, mà quẻ Càn động
biến thành Ly hỏa khắc lại, càn là đầu, là tư duy suy nghĩ, ly chủ huyết dịch,
tính tình; huyết dịch, tính tình gây bất lợi cho suy nghĩ chẳng phải là người
ngựa đều kinh hãi?
Quẻ biến là kết cục
của sự vật, như vậy trong ứng kỳ chúng ta có thể căn cứ vào quẻ biến để phán
đoán. Vốn quẻ thể tốn không còn sinh khí, quá khắc quá tiết đều là kỳ hạn chết.
Hoa nở là chuyện trong thời gian sớm tối, nhật kỳ không dài. Cho nên, căn cứ
miêu tả trên, lúc quẻ biến ly hỏa vượng sẽ tiết hết khí của tốn mộc, lúc đó hoa
tất bị hủy. Mà trong 1 ngày giờ Ngọ hỏa vượng cũng chính là ngọ mã đương lệnh,
ly lại có nghĩa là mặt trời, quang minh (ánh mặt trời), suy rộng ra là một ngày
mới. Cho nên mới đoán là giờ ngọ ngày sau. Hơn nữa trong quái tượng cũng thể hiện
mặt trời mọc ở phương đông ( ly là mặt trời, tốn là đông nam), tượng bị hủy hoại dưới
ánh mặt trời (tống quái quẻ biến, dưới ly trên đoài, đoài là hủy hoại)
(Tử Diệp tiên sinh)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét