Chu dịch ở vị trí hàng đầu của "quần kinh", đây là bộ trước
tác triết học cổ điển hết sức độc đáo ra đời sớm nhất và hiện còn truyền lại của
Trung Quốc. Qua vẻ khác ngoài "bói toán" thần bí, bộ kì thư chói lọi
hào quang tư tưởng đầy tính tượng trưng rất sâu sắc, rất huyền ảo chứa đựng
trong đó một thứ triết lí thiên biến vạn hoá, hết sức uẩn súc, hết sức phong
phú. Mọi người vừa tỏ ra ngưỡng mộ lại vừa thấy "xa lạ". Vì thế mà
"người nhân thấy đạo gọi là nhân, người trí thấy đạo gọi là trí, trăm họ
hàng ngày đều dùng đạo mà không biết". Cùng với tiến triển của lịch sử, kể
từ khi Khổng Tử "đọc dịch khiến cho cái dây da buộc cái thẻ tre đứt ba lần",
qua mỗi thời đại, nhận thức của các bậc học giả về "Chu Dịch" lại một
sâu sắc thêm. Không thể kể hết được các trước thuật về "dịch" học đã
xuất hiện, tuy nhiên, đồng thời cũng có rất nhiều những phán đoán rối rắm, các
luận thuyết gán ghép khiên cưỡng nhiều đến nỗi làm người ta mắt hoa váng đầu,
khiến cho tư tưởng của "Chu dịch" vốn thuộc về "huyền học"
đã bị nhuốm hết lớp này đến lớp khác cái "sắc thái phụ gia" của sự
"huyễn tưởng và kì tưởng". Thượng Bỉnh Hoà tiên sinh xúc động trước
tình hình này, đã cảm khái mà than rằng: "chú giải dịch" nhiều quá,
chú giải "dịch" khó quá, nếu chẳng phải là người có kiến giải chính
xác và thấu triệt, nêu vấn đề lên để cùng nhau trao đổi chỗ đúng, chỗ sai, cùng
nhau khảo đính điều được, điều mất thì những kẻ hậu học biết dựa vào đâu mà
theo vậy?".
Các soạn giả biên tập cuốn “Chu
Dịch dịch chú” trên cơ sở những thành quả nghiên cứu của các bậc tiền nhân
với tôn chỉ cơ bản là: Cố gắng giúp đỡ các độc giả thông thường đọc hiểu được
Chu Dịch một cách tương đối dễ dàng, đưa ra những ý gợi mở trong việc vận dụng
quan điểm mới để nghiên cứu Chu Dịch.
Nội dung chủ yếu bao gồm các phần: Nguyên văn, dịch chú thích, thuyết
minh, tổng luận. Phần dịch viết bằng chữ Hán hiện đại, dịch sát nghĩa nguyên
tác trôi chảy rõ ràng; Phần chú thích chú trọng các âm nghĩa và các câu văn có
sự nghi vấn, khó hiểu...
Sách Dịch này lấy “tượng, số” làm gốc, đây là một đặc điểm mà Chu Dịch
khác với các sách kinh điển khác. Phần “thuyết minh” được viết căn cứ vào sự cần
thiết cần lí giải của các quẻ, các hào và các chương tiết sao cho rõ gọn...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét