Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

Tính hướng ngoại - Thao thao bất tuyệt, tính hướng nội - trầm mặc ít nói



Quan hệ giữa phương thức nói chuyện và khí chất được các nhà tâm lý học tiến hành nghiên cứu ngay từ năm 1920, phương pháp chủ yếu được sử dụng là dùng ý chí và khí chất tiến hành kiểm nghiệm.

Nghiên cứu này bắt đầu từ việc quan sát quan hệ giữa tiết tấu phát âm và khí chất. Nghiên cứu của họ phát hiện: nếu một người nói chuyện hết sức xung động, liều mạng thì những động tác của cơ thể cũng biểu hiện những khuynh hướng đồng dạng, khi làm việc khác cũng dễ xung động như nói chuyện liều mạng thực hiện; tương phản với những điều đó nếu có một người nói chuyện do dự không quyết, nói ra nói vào, tỉa tót từng câu chữ, làm việc cũng nhìn trước ngó sau, do dự không quyết, động tác chậm chạp.

Năm 1935 nhà tâm lý học Henry vì muốn phán đoán tính cách của một người là hướng ngoại hay hướng nội, đã dùng phương pháp để một người kể một câu chuyện nào đó rồi tiến hành thí nghiệm. Kết quả phát hiện ra một hiện tượng rất hứng thú: khi thí nghiệm, ông dùng phương pháp kiểm nghiệm tính cách của Foluoqunde. Ông chọn ra 28 học sinh trung học, một nửa là tính cách hướng nội nhất, một nửa là tính cách hướng ngoại nhất. Ông để cho những học sinh này miêu tả và nói rõ đồ án của quốc kì Mỹ, sau đó đọc diễn cảm lại đoạn tài liệu được cấu tạo bởi 213 từ.

Trong toàn bộ quá trình nghiên cứu, người thí nghiệm quan sát ghi lại các động tác và phương pháp biểu đạt có liên quan tới thái độ, biểu đạt tính cách, phản ánh tâm tư, tư thế 148 biến hóa của âm thanh, từ vựng đã sử dụng, tiến hành quy nạp khi nói chuyện.

Kết quả phát hiện: Người có tính cách hướng ngoại xuất hiện hai trạng thái cực đoan, hoặc là nói chuyện rất lưu loát hoặc là nói chuyện rất tồi; nhưng người được đoán là tính cách hướng nội không có sự kích động quá lớn, không có nói rất tốt cũng không có gì quá kém, không có trạng thái cực đoan.

So sánh hai người, trong những người có tính hướng nội người nói tồi nhất cũng mạnh hơn người có tính cách hướng ngoại nói tồi; nhưng người nói lưu loát nhất trong những người có tính cách hướng ngoại lại biểu hiện xuất sắc hơn người nói giỏi trong số những người có tính cách hướng nội. Nhìn từ góc độ đọc diễn cảm, so sánh giữa người có tính cách hướng ngoại với người có tính cách hướng nội thì ngữ điệu sai ít, sự thay đổi giọng nói cũng không nhiều, con số đọc cũng rõ ràng. Trong việc phát huy tự do phát ngôn thì thời gian của người có tính cách hướng ngoại cũng dài hơn người có tính cách hướng nội, hơn nữa còn dùng những từ ngữ mơ hồ không rõ ràng.

Bởi số lượng người thí nghiệm ít, tính đại diện không đủ cho nên nếu quyết định kết quả này có tính khoa học rất cao có thể là chưa khoa học lắm, nhưng nó có thể phản ánh sự thực trong cuộc sống hàng ngày là vấn đề không lớn.

Thông thường, người thường xuyên nói trước người khác như chính trị gia, diễn viên, giáo sư, mục sư, người bán hàng phần lớn đều là người có tính cách hướng ngoại. Năm 1935, nhà tâm lý học Teliesi đã điều tra nhà lưu diễn thuyết số 1 trong những nghề này chỉ rõ, trong những người Mỹ, những diễn thuyết gia này cho dù là nam hay nữ đều có trí tuệ rất cao, tính cách hướng ngoại, đồng thời tính tự tin và tính chi phối rất lớn, đặc biệt là quan niệm giá trị xã hội, quan niệm giá trị chính trị và quan niệm giá trị tôn giáo đều rất ưu tú, nhưng quan niệm giá trị trong lĩnh vực kinh tế và thẩm mỹ lại rất kém dưới mức tiêu chuẩn, khuynh hướng chất thần kinh cũng thấp hơn mức giá trị bình quân.

Nghiên cứu của nhà tâm lý học Ruoya cũng chỉ rõ, người nói chuyện tự tin thường không chút quan tâm tới những phản ứng của người khác đối với mình như thế nào. Một đặc điểm của những người này là chủ trương tự do, nói chuyện hết sức hứng thú. Chúng ta nhận thấy nghe những người quá tự tin diễn giảng, trong những tình huống họ không nói những gì đặc biệt thì phần lớn thời gian đều đem tới cảm giác lộn xộn, bừa bãi, thiếu trật tự, không có dư vị. Người có tính cách hướng ngoại đều thích dùng cách nói chuyện này.

Đối với những người không giống nhau thì tác dụng mà ngôn ngữ sinh ra cũng giống nhau, ví như phụ nữ và nam giới.

Trong quyển sách có tên “Vì sao nam giới không biết nghe, phụ nữ không biết xem, bản đồ" chuyên gia ngôn ngữ ý Pisi đã chỉ ra rằng, trong quá trình tiến hóa của nhân loại nam giới và phụ nữ đã hoàn thành ngữ điệu và phương pháp giao lưu không giống nhau.

Nghiên cứu của ông phát hiện, khi nói chuyện phụ nữ sử dụng bình qưân 5 ngữ điệu khác nhau. Ngữ điệu của phụ nữ thường dùng để bắt đầu một câu chuyện mới hoặc thay đổi đề tài. Nhưng nam giới chỉ dùng 3 ngữ điệu mà thường chỉ để phân biệt 3 trong 5 ngữ điệu của phụ nữ. Nói cách khác, khi phụ nữ sử dụng 5 ngữ điệu nói về những thứ mới khác nhau, rất nhiều nam giới cho rằng cô ấy lặp lại một vấn đế. Điều này giải thích tại sao khi một người đàn ông và một người phụ nữ nói chuyện, trên mặt người đàn ông thường mang nét nghi hoặc.

Vì sao xuất hiện hiện tượng này?

Pisi cho rằng, quá trình tiến hóa là nguyên nhân tạo nên sự khác biệt giữa cách giao lưu của nam giới và phụ nữ. Bộ não của phụ nữ có chứa ngôn ngữ, giọng nói và phi ngôn ngữ để tiến hành hữu hiệu chức năng giao tiếp. Điều này có quan hệ mật thiết với việc hàng triệu năm nay họ sinh và nuôi con và diễn cái vai gọi là “người bảo vệ gia đình”

Thì ra trong một ngày phụ nữ có thể phát ra 24000 tín hiệu giao tiếp thông qua ngôn ngữ, sự biến hóa và tư thế của ngữ điệu biểu đạt tình cảm trên nét mặt. Trong khi một ngày nhiều nhất nam giới cũng chỉ có thể phát ra 7000-10000 tín hiệu.

Do đó có thể thấy ngoài ngôn ngữ, bản thân ra thì thói quen ngôn ngữ mà người nói biểu đạt ra cũng có chức năng giao tiếp. Vì vậy, hóa giải thành công mật mã thói quen ngôn ngữ có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc quan sát và tìm hiểu một người.

Nghiên cứu phát hiện, có người thích già mồm át lẽ phải, có người miệng không che lấp, có người ngôn ngữ vui vẻ. Chúng ta có thể dễ dàng phát hiện ra rất nhiều bí mật từ một loạt thói quen ngôn ngữ này.

Trong lần đầu gặp mặt, để đạt được mục đích buộc phải loại bỏ được sự lo lắng bất an đối phương, để tiến hành đàm phán trong không khí yên bình, rung hợp, có thể đạt được điều này thì đã thành công hơn nửa. Bước tiếp theo chỉ cần tiến cử mục đích là được. Muốn loại bỏ sự lo lắng bất an của đối phương cần biết đối phương đang nghĩ gì, có thái độ gì. Tục ngữ nói: “lên núi nào hát bài hát đó”, cho dù các bạn muốn nói gì thì cũng phải nắm bắt tâm lý đối phương sau đó thuận theo tâm lý đối phương mà tiến hành đàm thoại, tự nhiên mà không được sai sót. Nếu không chút suy nghĩ mà ba hoa một cách lỗ mãng thì đạo lí chuẩn xác cũng có lúc không thông. Không chỉ như vậy, trong qua trình nói chuyện mà đối phương lại hiểu nhầm làm cho sự chuẩn bị vất vả của bạn thành công dã tràng.

Nếu đối phương của bạn là một người thao thao bất tuyệt, bạn sẽ thấy nhẹ đi một nửa bởi vì không cần vắt óc tìm chủ đề, cũng không cần cố gắng tìm biện pháp thăm dò tâm lý đối phương, từ sự thao thao bất tuyệt của đối phương ta dễ dàng nắm bắt được cá tính, sở thích, môi trường sống, hoài bão của anh ta. Nói cách khác, anh ta đã tự cung cấp cho bạn rất nhiều tư liệu phán đoán. Nhưng bạn cũng nên hiểu, một người thích nói không nhất thiết trong bất cứ trường hợp nào cũng là người thích biểu hiện.

Có một người dẫn người nhà đi xem mặt, vì có sự nhờ cậy của bố mẹ bên nhà gái nên hết sức chú ý tới vai diễn chính của người đàn ông kia. Bước khởi đầu bình thường, hai bên nhà trai, nhà gái nói chuyện cởi mở, nhưng đột nhiên nhà trai trở nên thích nói, chỉ thấy ông ta nói liên tục. Người này cảm thấy rất kì lạ, nghĩ kĩ lại mới phát hiện ra khi họ đề cập tới vấn đề lương thì người này bắt đầu nói nhiều. Theo dự đoán, có thể thu nhập của anh ta không nhiều không muốn đối phương đề cập tới chuyện này nên mới phản ứng như vậy.

Đây là một ví dụ điển hình, chỉ rõ khi anh ta nói không phải là biểu hiện mình mà động cơ của việc nói nhiều là đề phòng. Do đó, khi đối phương của bạn nói không nghỉ bạn nên nghi ngờ có thể anh ta không muốn đối diện với vấn đề mà bạn vừa đưa ra. Nói tóm lại, nói nhiều không phải là biện bạch mà chỉ là mượn một tầng khói đặc che giấu mình mà thôi.

Những người khi nói chuyện khua chân múa tay là những người giỏi giao tiếp.

Đối với những người nói chuyện mà chân tay vung vẩy, khi nói với người khác về một chuyện vui lớn cho dù là với người lần đầu gặp mặt, họ cũng hết sức thoải mái, không hề sợ những cảm giác phát sinh. Thậm chí còn dùng thái độ phóng khoáng, thân thiết tiếp đãi đối phương. Những người này khi chào hỏi người khác cũng rất tình cảm, làm cho người ta cảm thấy không khí rất nồng nhiệt.

Nghiên cứu cho thấy tính cách của những người này tương đối hướng ngoại.

Nếu địa vị của đối phương tương đối cao, khi đối diện với nhân vật lớn họ sẽ biểu hiện khiêm tốn, thậm chí còn hết sức chân thành biểu đạt sự tôn kính của mình. Nếu những người có địa vị cao kia tỏ ý khen ngợi họ, họ sẽ biểu hiện dáng vẻ vui không vì chiến thắng, thậm chí còn thể hiện sự ngại ngùng mà cúi đầu xuống. Khi ý kiến của họ nhận được sự đồng tình của mọi người sẽ thích thú, biểu hiện sự cảm kích vô cùng. Một khi cảm thấy yên tâm, tinh thần thoải mái họ sẽ trở nên thoải mái đầy sức sống.

Người tính cách hướng ngoại không thích nói chuyện gượng gạo, kỹ xảo nói chuyện của họ rất cao, có thể dùng phương pháp sinh động để nói những chuyện nghiêm túc.

Có thể thấy người mà khi nói chuyện hoa chân múa tay có tính cách hướng ngoại, tính thích ứng cực mạnh.

Những người hoa chân múa tay này không giống những người hướng nội luôn tìm cách giữ khoảng cách nhất định với người khác mà luôn cho rằng giữa người và người nên thân mật gắn bó, do vậy họ luôn tiếp xúc với người khác ở cự li rất gần, đem tới ấn tượng thân thiết. Trong mắt những người này, dưới gầm trời này không có người nào không thích họ nói chuyện, họ thường có cách làm người khác vui. Bởi thích giao lưu với người khác nên khi ở một mình họ sẽ cảm thấy vô vị, buồn chán, vì vậy mà mong được nói chuyện với người khác.

Khuyết điểm của những người này là thích ở trên cao, phát tín hiệu, có việc hay không có việc đều thích nắm cờ. Có lúc họ muốn rơi vào trạng thái tự mình say sưa, tự mình cảm thấy tốt, đắc ý quên mình, thậm chí nói khoác mà không hổ thẹn. Trong lúc xã giao người có tính cách hướng ngoại thường thích vắt chéo chân, hai tay đan vào nhau, cười to, đem lại cảm giác hoa chân múa tay.

Những người có tính cách hướng ngoại thường có tâm tình cởi mở, đương nhiên cũng làm người khác vui vẻ thoải mái, do vậy nhận được mối quan hệ dung hợp. Những người này rất tự tin đối với việc thiết lập quan hệ với người khác, cho rằng giao lưu với người khác là một việc nhẹ nhàng dễ nắm bắt. Bởi có sự tự tin này mà họ rất thích giao lưu với người khác, do đó khả năng giao lưu của họ không ngừng tăng lên. Nói chuyện với người khác như cá gặp nước. Họ thường không kiêng kị kể những điều mình tâm đắc với người khác, cũng tự nhiên kể những chuyện đáng cười của mình.

Nhưng điều mà những người này nên chú ý là hoa chân múa tay phải xem trường hợp, không nên bừa bãi, không nhìn đối tượng mà đế lại ấn tượng xấu.

Chúng ta thường gặp những người khi nói chuyện không chút động não, họ cứ mở miệng là đắc tội với người khác. Mọi người thường cho rằng những người này không có nội tâm, thẳng ruột ngựa, nghĩ tới đâu là nói tới đó. Tự họ cũng cho rằng mình thẳng tính, không bao giờ nói dối.

Những câu nói này là thật, nhưng cho dù thế nào cũng không nên mượn cớ đó không kiêng kị. Bởi cho dù là nơi nào cũng có những lời không nên tuỳ tiện nói ra, đây là điều mà ai cũng biết. Ví dụ, nói ra tâm tư của người khác trước mặt mọi người.

Họa từ mồm mà ra, những người không kiêng kị nên suy xét vấn đề này. Tuy những người này thường hào hiệp, can đảm và hiểu biết, nhưng nếu trong bất cứ trường hợp nào, sự việc gì đều ăn nói không kiêng kị thì khó thành sự mà dễ thành bại.

Những người này chỉ có giữ chặt miệng mình thì sau này mới có thể biến nguy thành yên, đạt được mục đích như dự kiến.

Người hướng nội thường là “nút hồ lô", không thanh không tiếng. So với người hướng ngoại thì người hướng nội trầm mặc ít nói. Tiết tấu nói của họ rất chậm, nói không văn vẻ, thiếu sự trầm bổng réo rắt. Khi nói chuyện với người khác họ thường trầm mặc, do đó biểu hiện rất thận trọng. Khi nói tới chuyện của họ, họ thường là kẻ ba phải, thậm chí làm người khác không biết đường nào mà lần.

Nhưng những người có tính cách hướng nội, khi nói thường có một đặc trưng rõ rệt đó là lựa chọn từ đặt câu, mài dũa câu chữ. Do đó tập trung chủ đề, có sự tuần tự rất mạnh, ngôn từ có tính thuyết phục. Những từ mà họ dùng tương đối chính xác mà quy phạm, rất ít dùng những từ ngữ mang tính công kích. Sở dĩ ngôn từ họ dùng rất ít át lẽ phải nên khi “cãi lại” cũng rất ít làm người khác khó xử. Do đó khi nói chuyện với người khác thường bắt đầu dùng những từ khách sáo, sau đó mới uyển chuyển nói ra cách nghĩ của mình. Khi người khác đưa ra câu hỏi, họ cũng dùng những lời khách sáo để trả lời.

Cũng có những người có tính cách hướng nội phản ứng tương đối nhanh nhẹn, thường sử dụng phép tỉ dụ, nói ra những ngôn từ đặc sắc. Có khi họ cũng “cãi lại”, nhưng rất nhẫn nại, không kiêu căng, không nóng nẩy, rất ít áp đặt quan điểm của mình vào người khác. Nếu xảy ra tranh luận, họ cũng không dùng những khẩu ngữ tuyệt đối, thường nói: “Cách nghĩ của tôi là thế này”. Do đó ấn tượng đem tới cho người khác là tao nhã, lịch sự, có lễ độ.

Những người hướng nội thường không dễ đưa ra kết luận, cũng không dễ bị thuyết phục, càng không tuỳ tiện phụ họa theo người khác. Tương phản với điều này, người hướng ngoại trả lời câu hỏi của người khác rất nhanh, thường đơn giản ngắn gọn, đem tới ấn tượng sảng khoái, nhưng họ thường rất nóng vội, một khi mất bình tĩnh sẽ nổi cáu.

Điểm tốt lớn nhất của người hướng nội là suy nghĩ vấn đề thật sâu sắc, ấn tượng đem tới cho người khác là phản ứng tương đối chậm, có lúc làm người ta cảm thấy tiết tấu quá chậm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét