Thứ Tư, 13 tháng 2, 2013

Chương Mộ phần



1-   Lấy tuổi người chết làm “Huyệt”, hào nào hợp với tuổi ấy thì gọi là “hào Huyệt”. Hào Thế ở vào hào Huyệt thì gọi là “Thế lâm Huyệt”. Hào Thế và hào Huyệt cần được tương sinh, tương hợp, hoặc Nhật thần, Nguyệt kiến sinh hợp và được gọi là “Huyệt hợp long, long nhập huyệt”. Đó là chôn đúng huyệt, được cuộc đất tốt.

2-   “Sơn” là nội quái, “Thủy” là Hợi Tý. Như Hợi Tý - Thủy lâm hào Thê tài, Tử tôn (phúc đức) ở nội quái là cát thần tại nội cung, có tương sinh tương hợp với hào Thế, hoặc cùng hào Huyệt tương sinh, tương hợp, thì gọi là “Sơn bao thủy, thủy liên sơn” (Núi bọc lấy nước, nước làm núi liên lạc với nhau), tốt.



3-   Hào Hỏa, Thủy vượng tướng và phát động: Mộ huyệt ở gần chỗ dân cư, nên gọi là “Văn kê minh khuyển phệ chi thanh “ (Nghe tiếng gà gáy, chó sủa) được ấm cúng, tốt.

4-   Hào Thế, hào ứng sinh phù, củng hợp cho hào Huyệt, hoặc hào Thanh long, Bạch hổ sinh hợp với hào Huyệt, hay là hào Huyệt ở giữa hào Thế và hào ứng (hào Giản), cũng như được hào Thế hào Ứng lâm Thanh long Bạch hổ phù củng, thì đều gọi là mộ huyệt được thế “Long bàn, hổ cứ” (rồng nằm phục, cọp ngồi giữ) Mộ kết phát, tốt.

5-   Hào Thế là “chủ sơn” (nơi chôn), hào ứng là “thục sơn” (gò án trước mặt). Ba hào Thế, ứng và Huyệt hợp lại được thành một Tam hợp cục, lại là quẻ Lục hợp, hoặc có hai hào lâm Thanh long, Bạch hổ cùng hào Huyệt lập thành một Tam hợp cục, thì nơi chôn cất ấy là nơi “tụ khí tàng phong” rất tốt, kết phát.

6-   “Lai sơn” là gò đất làm nơi ở, tức mộ phần, “Triều sơn” là gò đất chầu về mộ phần (Chữ “sơn” là gò đất cao, chữ “lai” là nhà ở). “Lai sơn” là hào Thế ở nội quái, “Triều sơn” là hào ứng ở ngoại quái. Nếu Thế và ứng cùng Hành khí như nhau thì gọi là “hồi đầu cố tổ”, phải đổi hướng huyệt mộ lại.
7-   Quan quỉ lâm hưu tù, tử tuyệt thì biết rằng cạnh đó có ngôi mộ cổ bỏ hoang phế từ lâu.

Quan quỉ gặp Trường sinh của Nhật thần, hoặc động mà hóa Trường sinh thì biết rằng nơi đây có huyệt phát phúc thọ.

8-   Hào nào có Hành khí giống với tuổi người chết thì gọi là “hào Huyệt”. Thí dụ: Tuổi người chết là Mùi - Thổ thì hào nào có hành khí là Thổ là hào Huyệt. Ta lấy “Thổ” mà tính. Theo vòng Tràng sinh thì Thổ sẽ Mộ ở Thìn, lấy “Thìn” làm “Mộ”. Mùi và Ngọ Nhị hợp, lấy “Ngọ” làm “hướng”. Thìn và Dậu Nhị hợp, lấy “Dậu” làm “hướng”. Như coi quẻ vào ngày Thìn Thân hoặc ứng lâm Thìn Thân thì vì Ngọ ở giữa Thìn Thân, nên gọi là “cách đoạn ở Ngọ” (hướng). Nếu coi vào ngày Mùi Hợi thì vì Dậu ở giữa Mùi Hợi, nên gọi là “cách đoạn ở Dậu (hướng). Vậy là “huyệt mộ” không cùng với “hướng của mộ” cần phải xoay lại.

9-   Huyệt lâm Tị Mùi hai hào, hào Thế lâm Nhật thần là Ngọ. Ngọ ở giữa Tị và Mùi, gọi là “phân khai Tị Mùi hai huyệt”. Ta biết rằng huyệt tả, huyệt hữu phản lại nhau, ta cần xét lại.

10-    Hào Huyệt là hào Thế thì kể như được “sơn hình chi chỉnh” (đúng với hình của gò đất, thế đất), tốt. Hào Huyệt thuộc Thủy ở nội quái thuộc Kim, hoặc ở trong quẻ kép (6 hào) là Kim, thì được gọi là “bản tượng sinh huyệt” (thế đất sinh cho huyệt mộ) tốt.

11-    Hào Lục là hào “Thủy khẩu”. Nếu Thế, Ứng ở hào Lục, hoặc tương hợp, nhị hợp với hào Lục thì gọi là “huyệt có khóa cửa”, cửa huyệt bị đóng nên mộ không phát.

12-    “Khảm sơn” là nội cung (nội quái) của quẻ Khảm (Thủy) có hào Huyệt là Thân - Kim, là ngôi Trường sinh của Thủy, tốt lắm. Nếu coi quẻ vào ngày Thân gặp Không vong hay Nguyệt phá thì mộ phần lại hư.

13-    Coi về lập sinh phần trước thì lấy bổn mạng (tuổi) của người đứng lập làm hào Huyệt. Hào Huyệt ở vào nội cung, nội quái của quẻ (kép) hoặc bị quẻ hình khắc, thì xấu. Nếu hào Huyệt được sinh trợ, có khí (vượng tướng, lâm Nhật thần, Nguyệt kiến) thì vẫn tốt, nếu lâm Không vong thì người sắp chết lại bị khắc kỵ, còn người sống (đứng lập) lại khỏi lo.

14-    Hào Huyệt gặp Thanh long và Tử tôn hữu khí, sinh hào Huyệt, thì gọi là “Thanh long bái vị”, rất tốt. Nếu Phụ mẫu gặp Bạch hổ và sinh cho hào Huyệt, thì mộ phần có thể phát.

15-    Hào Huyệt lâm Nhật thần có Huyền vũ thì là dư khí chưa hết, có hình như cái lưỡi lè ra (Khoa Địa lý gọi là “thè lè lưỡi trai”): Huyệt mộ tốt.

Hào Huyệt ở trên và trước hào Thế một vị gọi là “ẩn” nếu bị Nhật thần, Nguyệt kiến xung phá lại lâm Chu tước thì có hình như há miệng, gọi là “hàm rồng” thì có huyệt mộ phát lớn.

16-    Hào Huyệt trì Thế gặp Câu trần và ở Thìn Tuất Sửu Mùi thuộc Thổ, hoặc bị xung khắc, thì là: Mộ táng nơi gò, vườn và bị phá lở.

Hào Huyệt trì ứng gặp Huyền vũ và ở Hợi Tý - Thủy hoặc hội Thủy cục (hóa Tam hợp Thủy cục Thân Tý Thìn) thì là: Mộ để dưới hố sâu, ngòi, ao, giếng, gọi là “oa”(chỗ nước sâu).

17-    Huyệt hào gặp Bạch hổ, lại thêm Nguyệt phá lâm hào Thế, hào Huyệt, Quái Thân (thân quẻ) thì biết rằng đó là mộ cổ đã hư nát hết rồi. Nếu gặp quẻ Quy hồn hay hào Quan quỉ thì gọi là đất hoàn hồn, phát trở lại.

Hào Huyệt gặp Đằng xà, lâm Phụ mẫu thì con cháu học hành không được nhiều, mộ phần ở gò cao, liên tiếp đống nọ đống kia, khoa Địa lý gọi là “nhu, đột” là mộ hung táng.

18-    Hào Huyệt ở Quan quỉ, thuộc Mậu, Kỷ, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi là Thổ và lâm Tử, Tuyệt thì là ngôi cổ mộ.

Hào Huyệt trong quẻ Du hồn, hào Quan quỉ động, gặp xung, không, thì biết là: Bên cạnh có ngôi mộ đã cải táng. Có Nhật thần khắc Bạch hổ, thì biết là: Huyệt này đã có ngôi mộ bị hủy nát rồi.

Hào Huyệt ở Quan quỉ thuộc Thổ gặp Thanh long là mộ mới chôn.

Hào Huyệt trong quẻ Quy hồn, lâm Quan quỉ thuộc Thổ là mộ đã “cải táng rồi. (Tức Quan quỉ lấn vào tuổi người chết).

19-     Hào Kim là “đá, Huyền vũ“nước”. Hào Huyệt lâm Quan quỉ thuộc Kim gặp Huyền vũ là: Mộ phần có nước từ khe núi đá chảy ra, nếu gặp Bạch hổ cũng vậy.

20-     Hào Huyệt lâm Thanh long phát động, hoặc lâm Tử tôn là: Mộ mới rời tới. Hào Huyệt lâm Quan quỉ gặp Chu tước, lại có hào động, Nhật thần lâm Quan quỉ khắc động là Phi thần cho Hào Huyệt thì là: Cướp đất mà sinh ra tranh chấp.

21-     Hào Huyệt trì ứng, thuộc Mộc, lâm Huyền vũ thì là: Trước mặt mộ phần có ngòi rạch, có cầu.

Huyệt hào bị Đằng xà ở hào Thổ, cùng với Nhật thần, hào động xung khắc thì là: Mộ phần gần đường đi.

Đằng xà lâm hào Thổ động phi nhập Huyệt hào, hoặc tương xung với Huyệt hào thì là: Có đường đi ngang qua mộ phần.

22-     Hào Huyệt lâm Thê tài thuộc Hỏa gặp Chu tước phát động thì là: Mộ phần ở gần nhà bếp hay lò nung.

Thê tài lâm Thanh long, gặp Tử Mộ, tương sinh Huyệt hào và hữu khí thì là: Mộ phần ở gần nơi buôn bán, ăn uống.

Thê tài lâm Thanh long, thuộc Kim, thì là: Mộ phần ở gần kho chứa.

23-     Hào Thế lâm Huyền vũ, lâm Nhật thần, phát động phi nhập hào Huyệt thì là: Mộ phần lén chôn trộm.

Hào Huyệt thuộc Thổ gặp Câu trần, hoặc gặp Không vong, phát động thì là: Táng ngay vào gần nơi đó, và táng nông cạn hơn.

24-     Hào Huyệt lâm Quan quỉ vượng và có khí, hoặc lâm Thanh long, Quý nhân cùng Nhật thần tương hợp thì là: Mộ phần gần đền chùa, miếu mạo, cổ tích...

25-     Hào Huyệt lâm Quan quỉ, gặp Không vong, vượng và có khí, phát động thì là: Mộ phần ở gần chùa hoặc xưởng Mộc luôn luôn có tiếng động.

26-     Có hào Thế, ứng gặp Thanh long ở hào Thìn, gặp Bạch hổ ở hào Dần, sinh hào Huyệt thì là: “Long hổ hợp đầu”, tốt. Nếu khắc hào Huyệt thì xấu.

27-     Hào Thủy động vào Nhật thần và đứng trước hào Huyệt thì là: “Mộ phần ở ngay sát sông ngòi.

28-     Huyệt hào lâm Tử tôn, gặp Tuế quân, Nguyệt kiến, Nhật thần (Tam truyền) và tương sinh, tương hợp, thì là: Dòng họ “bách tử thiên tôn” con đàn cháu đông.

Hào ứng và Quan quỉ cùng quy vào một hào nhập Mộ, thì là: Mộ phần có người ngoài cùng táng ở đó.

Hào Huyệt lâm Quan quỉ gặp Không vong, hoặc hào Huyệt động, hóa Quan quỉ gặp Không vong ở quẻ Du hồn, thì là: “Quỉ Không nhập mộ” xấu, cuộc đất không phát.

Hào Huyệt lâm Mộ, gặp Không vong của quẻ Du hồn, có hào Thế ở ngoại quái, Quái Thân lâm Mộ, gặp Không vong, thì là: Cuộc đất không có huyệt tốt. Nếu Quái Thân bị hung sát khắc chế thì là: “Ác tử vong mạng” (chết độc)

Hào Huyệt cùng tương sinh, tương hợp với Quan quỉ, thì là “Quỉ dị quy sơn (Đất có huyệt tốt nhưng long mạch đã dồn cho một mộ phần khác rồi).

Hào Huyệt trì ứng ở ngoại quái thì là: Phần mộ chỉ là táng thêm, táng ghẹ vào thôi.

29-    Nhật thần, Huyền vũ ở hào ứng là sát thần phi nhập hào Huyệt, hoặc hào động lại phi hào Huyệt, phá hào Mộ, thì là: Mộ phần bị khai quật, bị cướp mất.

Thế và ứng lâm vào một hào bị Nhật thần khắc sát, mà hào ấy động phá hào Huyệt, thì là: Trong gia đình có người đào mộ lên lấy tiền của rồi đem đi chôn nơi khác.  Nếu Nhật thần khắc sát hào Huyệt, thì là: Xác thây để bỏ lộ, không được vùi lấp.

Dụng thần là hào Thế cùng Nhật thần, hào khắc với hào ứng phát động, thì là: Mình xâm táng đất mộ người khác.

Hào ứng cùng Nhật thần khắc hào Huyệt và phát động thì là: Người khác xâm táng đất mộ nhà mình.

Hào Huyệt trì ứng thuộc Thổ ở ngoại quái (khách Thổ), có hào Mộ tương sinh, tương hợp và phát động, thì là: Chỉ là lấy đất nơi khác đắp phía trước giả làm núi non triều hướng, chứ không phải là thật.

30-    Hào Huyệt lâm Huynh đệ, trì Thế ứng hoặc ở Giản hào, hay ở trước hoặc sau hào Nhật thần, thì là: Mộ phần chôn lệch về một bên huyệt, không đúng giữa.

31-    Nhật thần phát động xung phá Mộ hào, và hào Thế ứng xung hào Huyệt thuộc Kim, xung hào Quan quỉ thuộc Mộc, hoặc như quẻ động mà hào Phụ mẫu hóa Phụ mẫu, Huynh đệ hóa Huynh đệ, Thê tài hóa Thê tài, Quan quỉ hóa Quan quỉ, thì đều là: Mộ phần đã cải táng.

32-    Hào Kim là thây xác, hào Mộc là ván hòm, hào Thổ là phần mộ, nên được xem xét cho kỹ.

33-   Nhật thần lâm các hào động lại sinh cho Huyệt hào, thì là: Phần mộ được lựa chọn và tạo dựng từ lâu ngày.

34-   Hào ứng phi nhập Huyệt hào (hào ứng động cùng Hành khí với tuổi người chết) thì là: Mộ này táng chung với người khác, hoặc chôn bên cạnh mộ người khác đã chôn.

Hào Huyệt bị hào Hung sát (Kỵ thần) xâm phạm, hoặc lâm vào Tử, Tuyệt địa, thì là: Người chết một cách đau đớn hoặc “bất đắc kỳ tử” (chết không đúng lúc).

35-   Lục Không, tức Lục giáp Tuần không, Tam truyền, tức lâm Tuế quân, Nguyệt kiến, Nhật thần, (cũng gọi là “lâm Thái tuế”) lại hình với hào Huyệt, hoặc lâm hào có Kình dương, như: Ngày Kỷ Mão - Mộc coi gặp quẻ Khôn (Thổ), tuổi người chết là Quý Dậu thuộc Tuần Giáp Tý (Tuất Hợi lâm Không vong). Hào Huyệt là hào Quý Dậu ở hào Thượng Lục, là hào lâm Không vong trong Tuần Giáp Tuất, tính tới khoảng từ ngày Giáp Dần đến ngày Quý Hợi thì Không vong lâm vào Giáp Tý (trong Tuần này không có Tý Sửu) là Tuần của tuổi người chết thì hào Mão gặp Kình dương, gọi là “Tam hình”, hào Huyệt chịu Kình dương, Hung sát làm thương tổn nếu lại lâm Không vong của Nhật thần nữa thì hài cốt chẳng được nguyên vẹn.

36-   Hào Huyệt, Dụng thần, gặp Hung thần (Kỵ thần) động và tuơng khắc, tương xung, tương hình thì ắt gặp sự xấu.

Hào Huyệt lâm Tử tôn (phúc đức) gặp Thanh long hoặc được sinh phù, củng hợp thì phát phú quý cho con cháu.

37-   Hào Huyệt sinh hào Tử tôn lại gặp Quan tinh (Thiên quan, Thiên phúc) gặp Quý nhân (Thiên Ất tức Thiên Khôi, Thiên Việt) lại lâm vào Tam truyền (Tuế quân, Nguyệt kiến, Nhật thần) cùng sinh cho hào Huyệt, và hướng của mộ phần lấy theo hào thuộc phương tuổi của người chết, thì được gọi là “Ẩn”, con cháu được giàu sang.

38-   Hào Huyệt được vượng khí (coi vào lúc hợp mùa), lại có các hào Thê tài, Tử tôn, Quan quỉ ở hào Ngũ, hoặc được tương sinh, tương hợp (Nhị hợp, Tam hợp), con cháu giàu có lớn.

39-   Hào Huyệt lâm Tử tôn (phúc đức) gặp Xung, gặp Không, thì là con cháu lang thang tha phương.

Hào Huyệt gặp Bạch hổ, Đằng xà, mà Quan quỉ lại là Kỵ thần khắc Quái Thân thì là: Con cháu có kẻ chết bất ngờ.

40-   Trong quẻ có:

Hào Phụ mẫu không xuất hiện, rồi Phục thần bị Phi thần khắc chế, hoặc lâm Không vong, thì độc đinh, hiếm con.

Hào Tử tôn (phúc đức) thọ khắc, hoặc không xuất hiện mà Phục thần bị Phi thần khắc chế, hoặc lâm Không vong, thì: Coi chừng tuyệt tự.

Hào Thê tài bị thọ thương, hoặc không xuất hiện mà Phục thần bị Phi thần khắc, hoặc lâm Không vong, thì là: Có đàn ông ở góa một đời (hại nữ giới).

Hào Quan quỉ thọ thương hoặc không xuất hiện mà Phục thần lại bị Phi thần khắc, hoặc lâm Không vong, thì là: Có đàn bà ở góa trong nhà (hại nam giới).

41-   Hào Huyệt lâm Quan quỉ bị Nguyệt phá, hoặc bị hào Tam hình, Lục hại cùng khắc chế, mà:

Thuộc quẻ Càn thì: Phát bệnh về thần kinh, đau đầu, mặt xanh xám, hoặc ho hen, suyễn.

Thuộc quẻ Khảm thì: Bệnh ở chân, tay, mặt, tai. Bệnh về tiểu tiện, về tâm, can, thận.

Thuộc quẻ Cấn thì: Bệnh về mũi, ngón tay, đùi vế, mụn nhọt.

Thuộc quẻ Chấn thì: Bệnh điên cuồng, đau xương, bệnh về gan, bắp vế và tam tiêu.

Thuộc quẻ Tốn thì: Bệnh về tóc, trán, phong tà, huyết khí.

Thuộc quẻ Ly thì: Bệnh ung thư, lá lách, dạ dày, mắt, tim, nóng bỏng ngoài da.

Thuộc quẻ Khôn thì: Bệnh ở bụng, thổ tả, tả lỵ ra máu, xuất huyết, vàng da, vàng mắt, phạm phòng.

Thuộc quẻ Đoài thì: Bệnh ở miệng, răng, môi, bệnh ngoài da.

Thuộc hào Kim thì: Phát bệnh ho lao.

Thuộc hào Mộc thì: Phát bệnh phong tà

Thuộc hào Hỏa thì: Phát bệnh phát nhiệt

Thuộc hào Thủy thì: Phát bệnh thổ tả.

Thuộc hào Thổ thì: Phát bệnh hoàng thũng, (thũng da vàng)

42-    Hào Huyệt trì Thế gặp Huyền vũ, Nguyệt phá, ở quẻ Khảm thì là: Phát trộm cướp, vì đi trộm cướp mà chết.

Huyền vũ ở hào Thế, lâm hào Huyệt hoặc Nhị hợp hào Huyệt thì là: Nữ giới không tốt.

Huyệt hào gặp Thanh Long và hữu khí, lại lâm Nguyệt kiến, hay được Nhật thần, Nguyệt kiến sinh phù, thì là: Đất phát tăng đạo, thầy tu, nếu bị khắc hại thì gian manh.

43-    Hào Huyệt lâm Quan quỉ lại là Quái Thân, Thể Thân, gặp Câu trần và lâm Nguyệt kiến, thì là: Sinh nhiều bệnh tật.

Hào Huyệt như trên mà là hào Hỏa, gặp Chu tước, thì là: Sinh hỏa tai, tàn hại.

44- Phụ mẫu là hào cô sát. Hào Huyệt lâm Phụ mẫu tại Hợi - Thủy mà Tử tôn (phúc đức) thuộc Hỏa, thì là: “Phụ mẫu lâm Tử tôn chi tuyệt khí”, con cháu phiêu bạt, tha phương.

Tử tôn (phúc đức) lâm hào Huyệt, hoặc phục ở Huynh đệ, được vượng tướng, thì con cái ở ngành thứ có lợi.

45- Hào Huyệt là hào lâm Kiếp sát, Kình dương, Tam hình, Lục hại, Nguyệt phá, lại là Nhật thần trì Tuần không phát động, làm thương tổn Quái Thân, thì là: Con cháu gặp tai nguy, trộm cướp liền.

Hào Huyệt ở Thê tài, Tử tôn, có Tấn thần của Nhật thần, thì là: Con cháu thịnh vượng. Thí dụ: Ngày Mậu Dần coi quẻ mà hào Huyệt là Kỷ Mão thuộc Thê tài hay Tử tôn.

(trích: Dịch Học Giản yếu)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét