Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2013

Chương 1 quyển 10: Khẩu quyết xem mệnh - Phần 3


33. NGŨ HÀNH TRONG MỆNH TỰ TUYỆT

Ví như Quý Tỵ, Ất Hợi, Canh Thân, Nhâm Dần, Đinh Tỵ đều là Ngũ hành tự tuyệt. Quy luật vận hành theo tự nhiên thì không thể tuyệt. Nếu can chi trong mệnh vừa hay gặp Tỵ tuyệt thì sẽ sống lại. Trong mệnh gặp phải, là vui là buồn vẫn không thể xác định. Ví như Quý Tỵ tuyệt Thủy, nếu có được Quý Dậu vượng Kim trợ giúp thì sẽ là "tuyệt Thủy gặp sinh", vô cùng tốt lành.


34. NGUYỆT LỆNH PHÂN BIỆT TRONG ĐỤC

Nếu trong mệnh có tượng tử, tuyệt, sinh, vượng, khố, mộ thì không thể dựa vào đó để phán đoán là hung, còn cần xem Nguyệt lệnh để phân biệt thanh, trọc. Thanh (trong) là có chế phục, chẳng hạn Thủy sợ gặp Thổ, gặp Thổ thì đục, song nếu không dùng Thổ để xây dựng đê điều thì Thủy sẽ chảy mãi không dừng. Đã dừng, thì Thủy sẽ Dần dần trở nên trong. Trọc (đục) là khi không có chế phục, nếu Thủy nhiều mà không có Thổ thì sẽ tràn lan, không quy tụ, mà Thủy đạt tới cực điểm thì sẽ sinh Mộc, đây chính là "cực tất biến, biến tất thông". Ngũ hành thích sự thay đổi, không thích ở mãi một trạng thái, Ngũ hành chú trọng đặc tính ẩn giấu bên trong, mà không coi trọng sự vật lộ ra ngoài. Nếu tử tuyệt được cứu thì gọi là "hoàn hồn" thông thường coi là quý. Nếu sinh vượng bị khắc thì gọi là "tán khí", cho thấy người này phúc mỏng. Nếu hai bên tương sinh, thuận sinh thì sẽ có ích cho bản thân, nghịch sinh thì sẽ cướp đoạt khí của bản thân. Nếu hai bên tương khắc, thuận khắc thì thế mạnh, mà nghịch khắc thì bị tổn thương.

35. NGŨ HÀNH TRONG MỆNH KỴ YẾU KHẮC MẠNH

Trong "Kinh" nói: lấy nhỏ lấn át lớn thì sẽ tự chuốc họa về mình, lấy yếu thắng mạnh thì sẽ tự gây ra tai ương. Ví như một Thủy khắc ba Hỏa thì chính là lấy yếu thắng mạnh. Lấy âm thắng dương, tuy có họa nhưng không rõ ràng, lấy dương thắng âm, tuy có hại nhưng không nghiêm trọng. Hai dương cản trở nhau thì sẽ gặp họa khôn lường. Hai âm tình địch nhau thì không được yên. Ví như Ất Tỵ Hỏa khắc Nhâm Thân Kim, là lấy âm thắng dương, Nhâm Thân Kim khắc Kỷ Tỵ Mộc, là lấy dương thắng âm. Âm dương hữu tình, bởi vậy không gây hại lớn. Hay như, Đinh Mão gặp Quý Dậu là hai âm tình địch nhau, Mậu Ngọ gặp Giáp Tý là hai dương cự tuyệt nhau. Dương là cương, âm là nhu, cùng tính thì kháng cự nhau, chắc chắn phải đánh thắng mới chịu thôi, nên là họa hại. Trong "Thái Ất" nói: Trời đất biến chuyển, âm dương tiêu trưởng đều là vì âm gọi dương, dương gọi âm, mới khiến trời đất hợp với chính đạo, khí Ngũ hành dung hòa. Nếu dương chỉ theo dương, âm chỉ theo âm thì âm dương không cân bằng, động tĩnh rối loạn, nên phúc họa đều có. Nếu âm dương không cân bằng thì tạo hoá không thành Ngũ hành. Ví như Hỏa nhiều Kim ít, khiến Kim tụ hay tán đều không thể thành hình. Hỏa ít Kim nhiều thì Kim không dễ bị nung chảy, sẽ gây họa dập tắt lửa. Tương tự suy ra các trường hợp khác

36. MỆNH CẦN ĐỊNH NGŨ HÀNH, THỂ DIỆN VÀ CỤC THẾ

Phần này chủ yếu nói rằng, khi xem mệnh thì trước hết cần xác định ra Ngũ hành, thể diện và cục thế, sau đó xem xét hợp kỵ, tốt xấu và vượng tướng hưu tù. Chẳng hạn, người mệnh Kim có Canh Tân hoặc Thân Dậu là thể diện, có tam hợp Tỵ Dậu Sửu là cục thế, hợp chế phục Hỏa, có Thổ trợ giúp, kỵ Kim Thủy lạnh. Sinh vào mùa thu hoặc các tháng 3, 6, 9 và 12 là vượng tướng, còn sinh vào mùa xuân, mùa hè là hưu tù. Tương tự suy ra các trường hợp khác.

37. NGŨ HÀNH, THỂ DIỆN VÀ CỤC THẾ CỦA NGƯỜI MỆNH KIM

Nếu người mệnh Kim gặp Canh Thân, Tân Dậu là Ngũ Ly sát, nếu sinh vào mùa thu gặp Thủy thì có thể giải được độc hại của Kim, biến thành Kim bạch Thủy thanh. Nếu trong mệnh gặp Hỏa thì chế phục tính cương của Kim, có thể luyện thành vũ khí sắc nhọn. Trong Tứ trụ đã không có Hỏa, lại cũng chẳng có Thủy là Kim ngoan cố, cho thấy người này từ trẻ đã chìm đắm trong tửu sắc, cuối cùng chết vì bệnh tật. Nếu ngày, giờ của mệnh này là Mậu Dần thì chính là nơi cương gặp sinh, mệnh chủ sẽ được hưởng cả phúc lẫn thọ.

38. NGŨ HÀNH, THỂ DIỆN VÀ CỤC THẾ CỦA NGƯỜI MỆNH MỘC

Người mệnh Mộc nếu gặp Thổ thì gốc rễ sẽ được bao bọc, che chắn và nuôi dưỡng; nếu gặp Thủy thì cành lá sẽ mọc tốt tươi; nếu gặp Kim thì lại bị chặt đứt, có thể trở thành nguyên liệu. Người mệnh Mộc nếu gặp Dần Mão, lại sinh vào mùa xuân là tốt nhất. Nếu tam hợp hội tụ, cục diện toàn Mộc thì không cần sinh vào mùa xuân cũng vẫn sẽ nhân từ và sóng thọ. Mộc bị Kim chế phục, Kim khí bị Hỏa chế phục chính là cương nhu chế phục lẫn nhau. Nếu Hỏa quá nhiều thì Mộc sẽ bị thiêu trụi, Kim quá nhiều thì Mộc sẽ bị tổn thương, Thổ hư rỗng thì không thể chăm bón gốc rễ của Mộc, Thủy tràn lan thì Mộc ngập úng, không thể mọc tốt tươi, tốt nhất là mọi thứ đều cần trung hòa.

39. NGŨ HÀNH, THỂ DIỆN VÀ CỤC THẾ CỦA NGƯỜI MỆNH THỦY

Người mệnh Thủy lấy Hợi Tý làm cuội nguồn, lấy Dần Mão Thìn Tỵ làm nơi tàng ẩn. Can của nó bắt nguồn từ phương bắc, dù trải qua bao khúc quanh uốn lượn cuối cùng vẫn thường chảy về hướng đông, bởi vậy người mệnh Thủy hợp với hướng đông, Thủy chảy về hướng đông sẽ bình lặng, yên ả. Thủy cần Thổ tới xây dựng đê điều, nếu người mệnh Thủy gặp Hợi Tý, nhiều Thổ sẽ gặp may mắn. Thủy ở hướng đông, gặp Thổ cũng là tượng cát, song không nên quá nhiều Thổ. Nếu lại gặp thêm quý nhân, tài lộc là tướng quý. Nếu ngày giờ gặp Canh Thân, Tân Dậu, do Thủy kỵ chảy về phía tây, nên nếu gặp phải thì e rằng tuổi thọ không cao. Người mệnh Thủy sinh vào mùa thu hoặc đông, sinh vượng mà trong trẻo, Nhâm Quý gặp Hợi Tý cho thấy người nàỵ có tài văn học. Nếu nạp âm lại là Thủy thì Thủy quá nhiều, nếu trong trụ không có Thổ tới làm đê thì sẽ không có con nối dõi. Chỉ có theo học nghệ thuật hoặc xuất gia đi tu thì mới cát, nếu lại xuất hiện Cách giác trùng phùng thì chắc chắn sẽ đại diện cho hình khắc. Thủy vào mùa xuân sẽ cạn khô, vào mùa hè sẽ tràn lan, người mệnh Thủy nếu trong trụ không có Thủy trợ giúp thì sẽ không quý.

40. NGŨ HÀNH, THỂ DIỆN VÀ CỤC THẾ CỦA NGƯỜI MỆNH HỎA

Người mệnh Hỏa bản thân là Dần Mão, nếu sinh vào mùa xuân thì Mộc tú Hỏa minh, chủ cuộc sống cả đời vinh hoa phú quý. Nếu sinh vào mùa hè thì lại quá nóng, nếu trong trụ không có Thủy thì chắc chắn sẽ chết yểu, nếu có Thủy thì lại sớm gặp quý. Nếu sinh vào mùa thu là Hỏa tử Kim thành, ánh sáng tàng ẩn chiếu ở bên trong, ngày giờ chỉ cần gặp chút khí vượng thì cũng cát. Do Thủy và Hỏa không kỵ tử tuyệt nên chỉ cần sống thanh đạm sẽ có phúc khí. Nếu sinh vào mùa đông, trong trụ lại không có Hỏa trợ giúp thì lại là tượng làm tan sương tuyết, sưởi ấm núi sông, cổ nhân từng nói, mùa đông đáng yêu, mùa hè đáng sợ, chính là đạo lý này.

41. NGŨ HÀNH, THỂ DIỆN VÀ CỤC THẾ CỦA NGƯỜI MỆNH THỔ

Người mệnh Thổ nếu gặp tứ quý toàn Thổ thì sẽ là thượng quý. Nếu can chi nạp âm toàn Thổ, trong Tứ trụ lại có chữ "Dần" thì gọi là Càn sơn, đây cũng là mệnh quý. Thổ sâu dày có thể chứa đựng vạn vật, là nơi vạn vật sinh sôi và phát triển, Kim, Mộc, Thủy, Hỏa đều cần Thổ, bởi vậy nói cả 4 hành này đều cần dựa vào Thổ.

42. NGŨ HÀNH TRONG MỆNH QUY VỀ TRUNG HÒA

Phần này nhấn mạnh rằng Ngũ hành trong mệnh tốt nhất là quy về trung hòa, như vậy mới có thể được hưởng phúc trạch. Vận dụng Ngũ hành nhiều mà linh hoạt, hơn nữa hòa hợp trong mệnh cục là tốt nhất, nhiều thì thừa, ít thì thiếu, dù là khí hay số nếu thừa hay thiếu thì đều gây ra tai hoạ. Nhiều thì dìm xuống, mà ít thì nâng lên, cần làm cho trung hòa thì mới có thể thành phúc trạch. Thành công nên lui về ở ẩn, mà tương lai quý ở sự hưng thịnh. Ngũ hành tụ ở chỗ vượng, gọi là "thành công", Ngũ hành ở chỗ vượng, hơn nữa được nghỉ ngơi thì gọi là "lui về ở ẩn". Ngũ hành ở chỗ quan đới thai dưỡng, khí của nó không đủ hay không dồi dào thì gọi là "tương lai", bởi vậy nên có mẹ con tương sinh để tăng thêm khí, như vậy sẽ có được sự hưng thịnh và phấn chấn. Nếu thời gian xuất hiện Mộc không hợp, suy thì cành rời khỏi cây, tử thì khô héo. Kim quá vượng, thì sẽ động mà gây ra tai hoạ. Hỏa quá vượng thì tốt nhất nên dập tắt Hỏa, không dập tắt được Hỏa thì sẽ gây ra hoạ tự thiêu; Thủy quá tràn lan thì tốt nhất nên làm Thủy dừng lại, nếu không sẽ gặp hoạ chết chìm.

43. QUAN HỆ NGŨ HÀNH SINH KHẮC CỦA MỆNH HỎA VÀ MỆNH THỦY

Hành Hỏa trong Ngũ hành ở phương nam thỉ sẽ hoá thành sức nóng, nếu quá vượng thì thế Hỏa vô cùng mãnh liệt, sẽ thiêu trụi mọi thứ, tới vị trí Dậu, Hợi, do ở nơi âm nên sẽ thu lại sức mạnh, mà khiến vạn vật trở nên ấm áp. Thủy tới phương bắc sẽ hoá thành khí lạnh, nếu quá vượng thì sẽ giết chết vạn vật, tới vị trí Mão, Tỵ, do ở vào nơi dương, có thể tiêu tan giá lạnh, tiếp đến có thể khiến vạn vật sinh sôi. Ngoài ra còn có sinh mà không sinh, vượng mà không vượng, là mệnh cục “hung do cát trước”; còn có tử mà không tử, tuyệt mà không tuyệt, là mệnh cục “cát do hung trước”. Ví như Thủy gặp Mậu Thân Thổ chính là mệnh sinh mà không sinh, gặp Canh Tý Thổ chính là mệnh vượng mà không vượng, gặp mệnh này thì đa phần có rất nhiều thành tựu, song cuối cùng vẫn thất bại, là do quá vui mừng trước thành công nên lại gặp hoạ. Thủy gặp Quý Mão Kim là mệnh tử mà không tử; gặp Tân Tỵ Kim là mệnh tuyệt mà không tuyệt, đây chính là Ngũ hành khí tận được tái sinh nhờ đức của bố mẹ, gặp được vận này thì trong nguy có phúc, từ nghèo khổ, bần hàn trở nên giàu có, từ uốn cong trở nên duỗi thẳng. Nếu trong mệnh sinh vượng quá nhiều thì trong phúc có hoạ, tử tuyệt quá nhiều thì phúc không thể tới. Nếu tử tuyệt gặp sinh thì dù có xảy ra tai nạn vẫn tránh được, mệnh Hỏa có thể tránh đầu tiên, tiếp đến là mệnh Thủy và mệnh Thổ, Hoạ ở vào nơi tuyệt mà được Thổ thì gọi là “duệ” Thổ ở vào nơi tuyệt mà được Kim, là tử mà Không Vong, gọi là "vong hồn"; Kim tuyệt được Thủy thì gọi là "kế thể"; Thủy gặp tuyệt mà được Mộc thì tinh thần hưng phấn trở lại; Nếu Mộc gặp nơi tuyệt mà được Hỏa, Hỏa bốc cao thì Mộc sẽ hoá thành tro tàn, cuốn bay theo gió, bởi vậy Mộc gặp nơi tuyệt mà có Hỏa là mệnh hung. Mộc đại diện cho gan trong ngũ tạng của con người, đại diện cho mật trong lục phủ của con người, thấy Mộc tử là hung. Trong "Kinh" nói: mệnh Thổ gặp Hỏa thì dần dần phát triển, có lợi cho sinh mệnh; mệnh Thủy được Kim trợ giúp thì sẽ hưởng thọ cao; trong mệnh Kim nếu Kim quá nhiều thì cần Hỏa trợ giúp mới có thể thành danh; trong mệnh quá nhiều Mộc thì cần Kim trợ giúp, có thể khiến Mộc uốn cong hay thẳng tắp tuỳ ý. Thủy chảy không ngừng thì cần Thổ tới ngăn chặn. Hỏa quá nhiều, bốc cháy ngùn ngụt thì chỉ có Thủy mới giúp được. Dùng Ngũ hành đúng đắn thì dù có tương khc vn được phúc khí, nếu dùng sai thì dù có tương sinh cũng sẽ gặp tai hoạ.

44. NGŨ HÀNH TRONG MỆNH NHIỀU SẼ GÂY HẠI LẪN NHAU

Phần này chủ yếu nói về Ngũ hành trong mệnh cục quá nhiều thì sẽ cản trở, tàn phá lẫn nhau. Chẳng hạn, Lộc vốn đại diện cho tước vị và bổng lộc, song trong mệnh nhiều thì sẽ khó khăn cả đời; Mã vốn đại diện cho hành động nhanh nhẹn, mau lẹ, song trong mệnh nhiều Mã thì lại bệnh tật triền miên, khó khăn chồng chất. Trong mệnh nhiều Ấn thì lại chủ cô độc, nhiều khố thì lại chủ trở ngại. Sinh vượng nhiều thì không có chốn trở về, tử tuyệt nhiều thì không có lúc nào sôi nổi. Ngũ hành trong mệnh cục cũng không thể quá thuần tuý, quá thương tổn lẫn nhau. Nếu là quý nhân Mà nhiều sẽ được thăng chức; còn người thường Mã nhiều thì cả đời vất vả, lận đận. Ngũ hành gặp phá thì cần xuất hiện thương hoạ, Ngũ hành gặp Không thì cần Không tận. Thứ mà mệnh hợp thì không thể phá hoại, thứ mà mệnh kỵ thì không thể ở nơi vượng; kỵ trước hợp sau trong cục mệnh là phúc khí, hợp trước kỵ sau là tai hoạ; Ngũ hành hợp nhiều không phát là tốt, Học đường nhiều thì lại không có thành tích gì; Quý nhân nhiều lại tự ti nhu nhược mà mất đi ý chí, Lộc Mã quá rõ lại không thể suy đoán là quý nhân; Quý nhân trong ngoài đầy đủ thì lại không thể suy luận là thường dân; Ngũ hành Tứ trụ đều là dương là người khẩu xà tâm Phật; Ngũ hành Tứ trụ đều là âm là người tâm địa nham hiểm. Trong mệnh có củng thì cần củng Mã, củng Lộc, củng Quý, củng phúc thần, còn không nên củng hình, cùng họa, củng Tuế, củng giờ. Âm dương Ngũ hành trong mệnh cục quý ở chỗ cân bằng và hòa hợp, mang bệnh thương thì cần có khắc chế.

45. TAM KỲ VÀ TAM HỢP TRONG TỨ TRỤ

Nếu Bính Tân, Nhâm Quý trong mệnh cục gặp Mậu Tuất là Mậu Thổ nắm quyền, mang hoạ sát thương và gặp trắc trở. Nếu Tứ trụ là Nhâm Tý, Bính Ngọ, Bính Ngọ, Nhâm Tý là Thủy Mộc hoạt bát, âm dương thuần tuý. Dù không có sự trợ giúp khác, cũng vẫn là người phi thường; nếu lại thêm sau đó lộ khí thì liều lĩnh không sợ gì, đại đức, khoan dung độ lượng, là bậc đại trượng phụ. Mão, Dậu là nơi mặt trời mọc và lặn; Tý, Ngọ là cung phân chia âm dương, nếu trong mệnh gặp được sẽ khiến con người không vững vàng, chắc chắn, Tuế vận gặp phải cũng tương tự như vậy. Tỵ, Hợi là hai cực âm dương, trời đất xoay chuyển, Dần, Thân là phương tam đình, trao đổi qua lại, nếu trong mệnh gặp được thì đa phần không thể ổn định. Sửu, Mùi chậm chạp, Thìn, Tuất nhanh chóng, trong mệnh gặp được thì sẽ khiến con người cố chấp, bảo thủ. Thìn, Tuất có khí mới có thể lập nên đại nghiệp. Người Bính Tý nếu Tứ trụ có Nhâm Dần là Nhâm nhập Bính gia, sẽ bị phá không tốt. Người Canh Tý nếu Tứ trụ gặp Canh Ngọ, là Ngũ Quỷ lâm môn; người Mậu Dần nếu Tứ trụ gặp Giáp Dần, Giáp khắc Mậu, Mậu Dần khắc Giáp Dần, là can chi nạp âm trên dưới không hòa hợp, trừ khi có phúc thần khác tới giúp thì mới có thể hưởng phúc. Người Quý Dậu nếu Tứ trụ gặp Mậu Dần, trong đó Mậu Thổ khắc Quý Thy, lại thêm Kim khí bay về nơi tuyệt, kiếp sát nguyên thần ở bên trong thì trừ phi trong nguyệt lệnh có khí tú thì mới có ích, tuy nhiên về lâu về dài vẫn không tốt. Canh Ngọ, Đinh Dậu cùng vượng cùng phá, thuộc về "trong vượng có phá", không thể suy đoán toàn bộ là phúc. Người Kỳ Mùi, Tân Dậu tuy là Thực thần, song trở về nơi tử, cuối cùng vẫn không tốt. Người Ất Sửu, Ất Mùi, Canh Thìn, Canh Tuất gặp Mậu Dần thì cát, vận thế cũng sẽ cát. Trong "Kinh" nói: "Nếu được Canh Kim trợ giúp Mậu Dần, mong tuyệt không tuyệt thành có phúc". Ví như người Ất Mão gặp Mậu Dần hoặc người Mậu Dần gặp Ất Mão đều là mệnh rất tốt.

46. MỆNH CÓ TAM KỲ VÀ TAM HỢP LÀ MỆNH CỰC TỐT

“Đan dương thư”có nói: "Trong Tam Kỳ còn có hư thanh; trong tử tuyệt còn có sinh vượng". Có nghĩa là nếu tam hợp, Tam Kỳ không tương hợp với tháng thì không quý, chẳng hạn như Giáp, Mậu, Canh gặp Tý, Ngọ mới quý; Ất, Bính Đinh gặp Dần, Mão mới quý.Trong "Thiên nguyên biến hoá thư" nói: "Ất, Bính, Đinh hợp Dậu, Hợi thì xem nạp âm có liên quan với nhau hay không", còn nói: "Phàm là Tam Kỳ, tam hợp mang khí tú trong nguyệt lệnh thì có thể nhập cách cục quý, song cũng không tránh khỏi mệnh là con vợ bé hoặc là con nuôi, ở rể". Hơn nữa, phàm là trong mệnh gặp tam hợp,Tam Kỳ, mà trong năm lại không gặp, sinh vào tứ mạnh, lại gặp tháng, ngày gi tứ trọng, tứ quý thì tứ trọng, tứ quý suy luận giống nhau; ngày, tháng mang thai hoán đổi cho nhau, mệnh này lại không có can hợp hoặc lục hợp, đều được gọi là "điệu Thái Tuế", mệnh này đa phán chủ phải tự lập, không được nhờ vào tổ tiên, không có ai giúp đỡ. Tuy nhiên lại thích hợp chuyển chỗ ở, lập thân nhờ vào bạn đời, mệnh quý lại được dựa dẫm nhiều mà thăng quan tiến chức, có chí tiến thủ. Hễ là người trong Tứ trụ có Tam Kỳ, tam hợp thì dù bản thân không phải là con nuôi hay con vợ lẽ thì sau này con cháu chắc chắn sẽ là con nuôi, con vợ lẽ hoặc con theo mẹ. "Cổ thư” nói: "Tam hợp và Tam Kỳ đẹp đẽ, sáng sủa, phong phú và dồi dào, không là con nuôi cũng là con theo mẹ" cũng chính là ý này.

47. TIỀN NGŨ THẦN TRONG MỆNH TƯỢNG TRƯNG CHO TRẠCH XÁ

Phần này đề cập tới Tiền ngũ thần trong mệnh lý tượng trưng cho trạch xá, nếu có khí hoặc có cát thần tới thì cho thấy gia trạch rất tốt, sẽ là gia đình lớn, quyền thế danh giá, con cháu vinh hoa phú quý, địa vị hiển hách. Nếu là người Giáp Thân, trạch xá tại Sửu, sinh tháng 12, được Thiên Ất quý thần tới nhà là cát. Nếu nơi ở không có khí hoặc có hung thần tới thì cho thấy gia trạch bị tổn hao, phá hoại, không hoàn chình, người này sẽ không giữ được gia sản của tổ tiên để lại. Nếu là người Canh Ngọ, trạch xá tại Hợi, tuần Giáp Tý, Hợi chính là ở nơi Không Vong, lại gặp Kiếp sát tới nhà là hung. Các trường hợp khác suy luận tương tự như vậy. Chi đứng sau mệnh một vị trí là phá trạch sát, nếu ở tại phá trạch sát thì cho thấy người này không được kế thừa sản nghiệp của tổ tiên hoặc phải chết nơi đất khách quê người. Còn cần xem trạch nạp âm, nếu tương sinh với nạp âm của mệnh chủ là cát, tương khắc với nạp âm của mệnh chủ có thể được gia trạch tốt; nạp âm của mệnh chủ khắc với nạp âm của trạch xá thì phá tài. Nếu Giáp Tý Kim lấy Kỷ Tỵ Mộc làm trạch xá, sinh vào tháng 2, thuộc trạch vượng, tuy là trạch tốt, song thân Kim lại khắc với trạch Mộc, nên về sau chắc chắn nhà cửa sẽ tan nát. Nếu Mậu Ngọ Hỏa lấy Quý Hợi Thủy làm trạch, sinh vào tháng 9, thuộc về trạch quan đới; sinh vào tháng 10, thuộc về trạch kiến; sinh vào tháng 11, thuộc về trạch vượng, lại thêm nạp âm của trạch khắc với nạp âm của mệnh chủ thì chắc chắn sẽ có gia trạch tốt. Nếu nạp âm của trạch sinh trong khắc vượng, có Quan tinh thì cát, không có Quan tinh thì hung. Mọi mệnh lộc tuy có hưu có vượng, song quan trọng vẫn là quan sát xem tình trạng của trạch ra sao để phán đoán cát hung. Thẩm Nghệ nói: "Trạch kỵ phạm phá". Nếu người Giáp Tý lấy Kỷ Tỵ làm trạch, nếu gặp Hợi thì trạch sẽ bị phá hoại, mệnh sẽ mỏng. Nếu gặp năm xung Thái Tuế thì cũng phạm phá, phải ở phương vị trưởng lão mới có thể đoán định. Người Bính Tý lấy Tân Tỵ Kim làm trạch, nếu gặp lưu niên Ất Hợi thì phạm phá, dù là mệnh tốt cũng cần chấn hưng, di động mới có thể ứng nghiệm.

48. HẬU NGŨ THẦN TRONG MỆNH TƯỢNG TRƯNG CHO ĐIỀN VIÊN

Hậu ngũ thần trong mệnh cục tượng trưng cho điền viên, nếu mệnh chủ ở vào nơi có khí, lại có phúc thần tới thì cho thấy ruộng vườn rộng mênh mông, nhà kho đầy ắp. Nếu là người Giáp Tý, điền viên tại Mùi, sinh vào tháng 6 thì Thổ nhận vượng khí, lại gặp Thiên Ất tới nhà là cát. Nếu ở nơi không có khí, lại có hung thần tới nhà thì cho thấy người này ruộng vườn ít ỏi, nhà kho trống rỗng. Nếu là người Mậu Tý, điền viên tại Quý Mùi, sinh vào tháng 6, tuần Giáp Thân, vừa hay Mùi ở vào nơi Không Vong, các trường hợp khác đều suy luận tương tự.

49. THẦN SÁT TRONG MỆNH

"Quỷ Cốc di văn" có nói: Mã vô hại (tức là mã không bị hình phá làm tổn hại), Lộc vô Quỷ (tức là lộc không bị Quỷ khắc), Thực vô Vong (tức là Thực thần không gặp phải sát Không Vong), chi hợp vô Nguyên (tức là chi hợp không gặp sát Nguyên thần), can hợp vô ách (tức là can hợp không phạm vào sáu ách), vượng vô Táng (tức là thân vượng không thể gặp Táng môn sát), suy vô Điếu (tức là thân suy yếu không gặp Điếu khách sát), thê vô Nhẫn (tức là cung vợ không gặp Dương Nhẫn sát),Tài vô Phi (tức là Tài tinh không gặp Phi Liêm sát), mạnh vô Cô (tức là sinh vào tháng mạnh - tháng đầu tiên của mỗi mùa, không phạm vào Cô Thần), quý vô Quả (tức là sinh vào tháng quý - tháng cuối của mỗi mùa, không phạm vào Quả Tú). Thân mạnh thì cần có Quỷ, Lộc nhiều thì cần có Quan. Cung chồng cần tươi sáng, thanh khiết không hỗn tạp thì cung vợ tất vượng. Cát thần cần hiện rõ, hung thần cần ẩn kín. Can chi không hòa hợp mà tắc không thông thì vợ chồng thất thời mà sinh hoạ hoạn. Tứ trụ chủ bản, Lộc Mã vãng lai, cần phân biệt là kiến hay là phá, có Thiên Ất Quý Nhân trợ giúp hay không, có tương xung với Đức hay không, tiếp đến phân biệt sang hèn. Có gốc mà không có mầm thì tuy thiếu thốn tiền bạc, song vẫn được ăn ngon mặc đẹp; bản thân khí tuyệt mà hoa sinh sôi, thì dù con cháu có thể thành danh, song cũng vẫn sống trong cảnh thiếu thốn, ăn uống đạm bạc Nếu được quý thần đương vị, các sát tàng phục, tam nguyên Thiên, Địa, Vận đều là vượng tướng thì không thể suy đoán chỉ theo thần sát. Dùng sát trong mệnh dựa vào Ngũ hành là chính, nếu Ngũ hành đắc địa, thì dù trong mệnh cục không hiện rõ sát quý thì cũng là mệnh quý, tuy có ác sát, song không gây hại gì; nếu Ngũ hành không đắc địa thì dù trong mệnh có cát sát trợ giúp, cũng sẽ không phát đạt dài lâu, sẽ chỉ giống như đoá hoa nở trong ngày đông lạnh giá mà thôi.

50. GIÀU NGHÈO CÓ SỐ

Nạp âm là quy luật vận hành của đất trời. Dịch Mã, Học đường trong mệnh lý cần ở vào chỗ trường sinh; Tài năng, quan chức cần ở vào nơi vượng tướng; văn chương, phú quý cần ở vào chỗ Ấn khố, nếu chúng ở vào nơi suy bại thì phúc khí trong mệnh sẽ giảm đi 1/3; nếu ở vào nơi tử tuyệt thì giảm đi một nửa. Quan trọng nhất là kỵ có sát Không Vong tới xung khắc và hình hại chiếm đoạt Thực thần. Bởi vậy nói, cùng nguồn gốc có thể tương thành thì trời đất giao hòa, gốc rễ và bản thân đều tráng kiện; cùng loại tương thương thì chi thần tán khí, không thể tái hợp. Quản Lộ nói: "Nếu Ngũ hành đều vượng, tuy phạm xung song khí vẫn toàn vẹn; nếu Ngũ hành tương khắc, tuy tương hợp song khí lại phân tán", cũng chính là đạo lý này.

Có người hỏi rằng: "Đời người có khởi đầu, có kết thúc, có công danh phú quý. Vậy thì vì sao mỗi người lại có số phận khác nhau? Có người đột nhiên phát đạt, bỗng dưng trở nên giàu có; có người khởi đầu và kết thúc đều xấu, mà ở giữa lại rất tốt; có người nửa đời người đầu thì gặp khó khăn gian khổ, mà nửa đời người sau lại rất thành công". Xin trả lời rằng: "Tất cả đều là vì mệnh cục. Người phú quý cả đời là do thân trong Tứ trụ chủ rất vượng, luôn dùng cát thần, hoặc Quan tinh, Ấn tinh, Tài, Thực đều mang Lộc đắc lệnh, không thiên lệch không khuất lấp, cũng không có hình xung khắc hại, hễ ra khỏi cửa thì đều gặp may mắn, bởi vậy có thể thành tài, làm nên kỳ tích, có thể kế tục cơ nghiệp của người đi trước, xây dựng nên công danh cho bản thân, hơn nữa sẽ không gây ra chuyện thị phi, không bị làm tổn hại. Người có thể duy trì phú quý cả đời là vì có mệnh sinh vượng, thứ gì cần cũng có. Có người đột nhiên phát đạt, trở nên giàu có, là vì dùng được mọi quý thần trong Tứ trụ, nhận được vượng khí, hơn nữa lại hợp cách, song nhật chủ vô lực, không thể gánh vác nổi phúc cho người này, bởi vậy cả đời nghèo khổ, rơi vào khó khăn, đột nhiên gặp được mệnh tốt thì can ngày trở nên có sức mạnh, lúc này nguyên mệnh dụng thần mới là thứ mà người này cần, người này sẽ dựa vào đó để trỗi dậy, phút chốc đã trở nên phú quý. Đây là thiên khí hài hòa, suy khí cũng gặp được chốn vượng, bởi vậy gặp cát mà phát, trước sau khác biệt rất xa. Cũng có nhật chủ cường vượng, Ngũ hành thần sát thuần khiết không hỗn tạp, song vốn không có chế phục nên khó mà phú quý. Chỉ khi có vận tới chế phục, Sát thần hoá quyền bính thì mới công thành danh toại, tài giỏi xuất chúng. Còn có chế thần sức vượng, phát phúc phi thường, bởi vậy có thể đột nhiên hưng thịnh. Từ bần hàn tới cực phẩm đều là do hành vận đắc địa, mới có thể được hưng vượng, nếu vận không đến thì sẽ là người bình thường. Người có khởi đầu và kết thúc phát đạt mà ở giữa lại tăm tối, đó là vì nhật chủ chủ kiện vượng, dụng thần cũng vượng, hai bên tương đương, sẽ là người con tài giỏi sinh trong nhà quyền quý, lớn lên lập nghiệp, cần gặp Cát tinh, nếu Đại vận tới nguyên mệnh, gặp Tài mà cướp Tài, gặp Quan sẽ làm tổn Thương Quan, gặp Ấn mà phá Ấn, gặp Thực thần mà giết Thực thần thì gặp hoạ nhiều không kể xiết, bởi vậy, người mệnh này gặp năm thịnh thường bị thụt lùi, không thể phát đạt; Nếu vận ác vừa qua đi, lại gặp vận tốt trợ giúp thì sẽ có dụng thần mới, sẽ giống như là mầm cây héo khô gặp mưa rơi, bừng bừng trỗi dậy; hồng mao gặp gió, tung bay khắp nơi, thịnh vượng không thể khống chế. Còn có người nửa đời người đầu khó khăn, nghèo khổ, nửa đời sau lại rất thành công, là vì thân trong Tứ trụ mạnh mẽ, Dương Nhẫn và Tỷ Kiên lại tranh vượng, Tài, Quan, Sát thần đều hư vô, suy yếu, không có sức mạnh khiến mệnh chủ thành công. Ra khỏi cửa vận hành lại không ở nơi phúc, bởi vậy cả đời cơ cực, lao động vất vả mà chẳng được là bao, tới cuối đời, đột nhiên gặp vận tốt trợ giúp, Tài, Quan, Sát thần đang suy yếu được bổ sung, lại mượn Sát làm quyền, chế phục Dương Nhẫn, lúc này hoặc có được quyền quý mà ngẩng cao đầu, hoặc có được tiền của mà phát phúc". Còn phán đoán như thế nào thì cần tuân thủ theo sự trong đục của Ngũ hành, lần lượt đoán định dựa vào từng mệnh gặp phải. Giàu nghèo có số, phú quý tại trời, đến cả Khổng Tử cũng từng nói như vậy, lẽ nào trí tuệ của con người có thể làm thay đổi được đạo lý này?

51. MỆNH CỤC HƯNG VONG SINH TỬ CỦA CON NGƯỜI

Từng có người hỏi hưng vong sinh tử của con người là thế nào? Xin trả lời rằng: Phàm là trong mệnh cục có Sát là dụng thần, Sát thần không được chế phục là người vô cùng nghèo khổ. Cũng có người trở thành phú ông giàu có bậc nhất, song cần gặp vận chế phục, mượn Sát để hưng thịnh, dù thế nào cũng không thể thoát khỏi chế phục. Đại vận vừa gặp chốn Tài, do Tài có thế kết hợp với Sát, lại gặp lưu niên thì Tài Sát sẽ hỗ trợ lẫn nhau, hợp lực trở thành hoạ hoạn. Người này nhất định phải sống cô đơn, nghèo khổ. Khắc hại nhẹ thì khuynh gia bại sản, bị hình phạt lưu đày; khắc hại nặng thì sẽ chết nơi đất khách quê người, bị hành hình đến chết. Nếu Sát thần gặp hợp thì cũng sẽ gây ra hung như vậy. Vận gặp Dương Nhẫn, suy đoán giống như Sát thần, lại có thêm Nguyệt lệnh trong trụ có chính khí Quan tinh thì cho thấy cả đời phú quý, chỉ có gặp Tài tinh, Ấn tinh mới có lợi. Quan tinh thích hợp sinh ở nơi Tài vượng, được Ấn vượng bảo vệ. Nếu Quan tinh có Tài tinh tương sinh, Ấn tinh tương hộ, thì sẽ hành nhân nghĩa, ban ân đức, trị vì đất nước, quyền trọng tước cao. Nếu Sát thần đắc vị, Thái Tuế và Sát thần cùng tới, Quan hoá thành Quỷ thì sẽ mất mạng. Có Quan mà không hành Sát vận hoặc hành Thương Quan vận, lại không có Ấn Thụ chế phục sẽ khiến Thương Quan đắc địa, quý lộc bị tổn thương, đây là mệnh giết vợ khắc con, mất chức tước, gặp tai nạn; Nếu lại gặp lưu niên cùng kết đảng thì người này sẽ phải chết thảm. Nếu học thức uyên thâm, biết được điểm mấu chốt của tiến thoái tồn vong thì có thể bảo vệ được thân thể, dù không gặp hoạ chết bất ngờ, thì cũng sẽ chết vì bệnh tật không chữa trị nổi. Còn có người dụng thần trong Tứ trụ không Quan, không Sát, không có khí, chỉ có Thiên Tài, Chính Tài ở nơi đất vượng, đây là Tài thần đương đạo, có thể duy trì sự hưng vượng dài lâu, tích tụ được rất nhiều của cải. Tuy nhiên ít có quan cao lộc dày, còn cần xem hành vận ra sao. Nếu gặp Quan, Lộc ở vào nơi vượng là người phú quý song toàn; nếu gặp bất hạnh, trong mệnh cục không thấy Tài thần mà lại gặp Dương Nhẫn, lại thêm lưu niên xung hợp Dương Nhẫn thì Tài thần tổn thương, Nguyên mệnh suy tuyệt, do Dương Nhẫn mà sinh tai hoạ thì chắc chắn bại vong. Là sinh hay là tử thì cần xem cách cục, nếu Ấn Thụ gặp Tài, lại hành Tài vận, có thêm tử tuyệt thì chắc chắn về nơi suối vàng. Nếu trong Tứ trụ có Tỷ Kiên thì may ra sẽ được hoá giải. Nếu Chính Quan gặp sát tinh và Thương Quan tới hình, xung, phá, hại, Tuế vận lại tới xung hợp chắc chắn sẽ chết. Nếu cách cục của Thương Quan, Tài vượng thân yếu, Quan sát hỗn loạn tới xung Dương Nhẫn, Tuế vận lại gặp xung thì sẽ phải chết. Nếu có chế phục thì sẽ gặp hoạ thương tích. Nếu trong mệnh cục có củng Lộc, củng Quý, điền thực, lại gặp Quan sát, Kiếp vong xung Nhẫn, nếu Tuế vận lại gặp lần nữa thì sẽ tử vong. Cách cục Nhật Lộc quy thời gặp phải hình xung phá hại, gặp Thất Sát, Quan tinh, Không Vong xung Nhẫn thì chắc chắn tử vong. Sát Quan đặc biệt kỵ Tuế vận hợp, nếu hợp thì sẽ chết. Mệnh cách còn lại đều kỵ Sát thần và điền thực, nếu Tuế vận cùng tới thì chắc chắn sẽ chết. Nếu gặp hung thần ác sát, như Câu Giảo, Nguyên thần, Vong thần, Kiếp sát, Điếu khách, mộ, bệnh, tử là "một phần sống, 9 phần chết". Tài tinh và Quan tinh quá nhiều, thân yếu; Nguyên mệnh phạm Thất Sát, thân nhẹ, như một người có can ngày là Bính Đinh, giờ, tháng, năm Canh Tân gặp vận Dậu hoặc năm Canh Tân thì chắc chắn sẽ tử vong; hay như một người có can Giáp Ất, giờ, tháng Canh Tân đan xen, lưu niên và đại vận gặp Canh Tân thì cũng sẽ phải chết. Nếu được cứu là cát, không được cứu thì hung. Thần sát trong Ngũ hành nhiều Kim thì cho thấy chết yểu, nhiều Thủy thì cho thấy lang thang, phiêu bạt, nhiều Mộc thì cho thấy chết yểu, nhiều Thổ thì cho thấy đần độn, nhiều Hỏa cho thấy ngu ngốc, gàn dở. Nếu quá nhiều hoặc quá ít thì khi vận dụng suy đoán cần nhớ kỹ: thứ nhất, không thể câu nệ cố chấp, không biết ứng biến linh hoạt; thứ hai, cần mạnh dạn quyết đoán. Sinh tử của một người rõ ràng quyết định ở sinh tử của Ngũ hành, ví như ngày Nhâm sinh vào tháng 12, hành vận Thân, tức tử; sinh vào tháng 7, hành vận Mão tức tử. Đây là "gặp sinh sợ tử, đã tử sợ sinh", tạo hoá tự nhiên cũng giống như con người và sự vật, cần kết hợp lại để phân tích kỹ lưỡng.

52. SINH TỬ CỦA ĐỜI NGƯỜI ĐỀU ĐÃ ĐƯỢC ĐỊNH TRƯỚC

Từng nghe nói rằng việc sinh tử của đời người đã được định trước vào giờ, ngày, tháng, năm cụ thể. Dưới đây là một số ví dụ cho thấy rõ: Trương Dịch Kim người Định Hưng, vào giữa mùa thu năm Khang Hy thứ 2, do con dâu sắp sửa lâm bồn nên đã tới chùa Linh Bảo Tuyền cầu thần khấn Phật phù hộ, trong mơ ông lần lượt gặp chó vàng, gà ngọc, dê vàng, chó xanh, sau này sinh ra Dũng Cửu Hoài Vương, Bát tự quả thật là Mậu Tuất, Tân Dậu, Kỷ Mùi, Giáp Tuất. Cháu chín đời của Hoài Vương là Ung Thất Công tướng, cũng coi bói về việc sinh con nối dõi tại miếu Giang Văn Thông. Đầu tiên mơ thấy chó đỏ mệt mỏi, rồi thấy chó vàng béo tốt ở bên đường, tiếp đến nhìn thấy ngựa trắng đứng ở bên trái gốc cây. Lại nhìn thấy lợn đỏ cắn đuôi chó chui xuống đất trên nhà, Công tướng tự mình suy đoán vào năm Bính Tuất, tháng Mậu Tuất, ngày Canh Ngọ, giờ Đinh Hợi, lúc nửa đêm sau ngày sóc (mồng một) lúc cuối thu, niên hiệu Thành Hoá, sẽ sinh con trai, quả nhiên linh nghiệm. Còn có Nguyên Văn Thức Ngũ Sư, sinh vào giờ Nhâm Ngọ Thân, ngày 17 tháng 1, tuổi Đinh Mùi, vào ngày nguyên đán Kỷ Mùi năm Hồng Vũ đời Minh, mơ thấy dê vàng húc sừng 73 lần, đến lúc đó quả nhiên qua đời. Con trai ông là Thức Kính Trù Lục Lão, mơ thấy nhiều thỏ trắng vào trong nhà, vào rạng sáng ngày Giáp Thìn tháng 8 năm thứ 11 Thuận Đế sinh ra Thục Chính, xem trong Tứ trụ của hai người, đều có Tân Mão. Người đời sau viết rằng: "Lịch châu truy ức cổ nhân tâm; Ngưỡng chỉ cao sơn trực đáo kim. Hoản thố lưỡng song sinh mộng triệu; Tứ trùng Tân Mão hựu phùng âm" (Lịch quay vòng tưởng nhớ cái tâm của cổ nhân, như núi cao tôn kính đến tận ngày nay. Hai đôi thỏ sinh ra điềm mộng; bốn tầng Tân Mão lại gặp âm). Còn gà trắng, chuột vàng ứng với Tân Dậu, Canh Tý, gà trắng ở vị trí hướng tây, gặp Thái Tuế là dấu hiệu không tốt. Từ những ví dụ ở trên có thể thấy, sinh tử của con người đều được định trước. Như Doãn Tử mơ thấy Tỵ là hiển đạt, mơ thấy Ngọ là tai ách, mơ thấy Dần thì diệt, sau thấy rắn vào hang, nhặt được vàng, ngã ngựa, hổ cắn, đều rất ứng nghiệm. Hiếu Giới Kinh Tam mơ thấy con đường rộng lớn, gặp đối cục Ất Tỵ, đến năm Thành Hoá thứ 11, gặp được can chi này, lên lão thọ, đến ngày rằm tháng tư, thăng làm Nghi Nghĩa lang. Tôn Càn Phụ cũng có giấc mộc tương tự, đến tháng 5 năm Ất Tỵ năm Chính Đức thứ tư, thăng làm Vệ hầu. Xưa có người cầu xin báo mộng về điềm sinh con tại miếu Thổ địa, được thơ rằng: "Khuyển dương phụ mẫu Thanh Long tử; Xích mã hoàng cẩu dữ bạch kê; Tôn hổ tằng đồng ông thuộc tiêu; Bính long nhất khí ứng đa tề" (cha mẹ chó dê con rồng xanh; ngựa đỏ chó vàng và gà trắng. Cháu hổ có cùng con giáp với ông; Bính một khí hưng vượng đều ngang nhau). Người giải mộng đoán rằng, con trưởng sinh năm Giáp Thìn, con thứ hai sinh năm Bính Ngọ, con thứ ba sinh năm Mậu Ngọ, con út sinh năm Tân Dậu, cháu trưởng sinh năm Dần, chắt sinh năm Bính Tuất, sau đều ứng nghiệm. Toàn gia từ ông, cha, cháu, chắt, sinh ra đều đã định trước. Lại có người cầu tự trong miếu, thần ban cho bài thơ rằng: "Tả long hữu hổ xích đồng phương; Chỉ phạ viêm hầu cập mộc dương. Tam thập bát niên sinh tử cách; Phong vân tế hội tổng vô thường" (Trái rồng phải hổ cùng phương với đỏ; chỉ sợ khỉ Hoả và dê Mộc. Ba mươi tám năm cách biệt sinh tử; hội phong vân chỉ là vô thường). Sau năm, tháng, ngày, giờ sinh và mất đều ứng nghiệm. Người xưa nói từ việc ăn uống, không gì không phải là tiền định, huống chi là công danh, sinh tử, con cháu. Nếu không biết mệnh và mong cầu xa vời, chắc chắn sẽ thành trò cười cho Quỷ thần.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét